II. Mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường trong nướ cở Việt Nam giai đoạn 2006
2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp, hiệp hộ
2.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh nhằm tận dụng cơ hội, đối phó thách thức trong bối cảnh mới.
Chủ động đổi mới hoạt động kinh doanh, triển khai ứng dụng và phát triển các mô hình kinh doanh hiện đại.
Liên kết với các cơ sở nghiên cứu, trường đại học để đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh trong tình hình mới.
Mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm mở rộng qui mô kinh doanh, năng lực tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Các doanh nghiệp phân phối tổng hợp, chuyên doanh cần xây dựng, tổ chức hiệu quả mối liên kết với nhà sản xuất, bà con nông dân nhằm tạo sự ổn định về khối lượng và chất lượng hàng hóa phân phối đồng thời thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa trên thị trường.
Tăng cường xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại của doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm tới các đối tượng tiêu dùng trong nước nhằm mở rộng thị trường, nâng cao khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong nước.
Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ sau bán hàng để xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng trong nước.
2.2. Giải pháp từ phía các hiệp hội
Đổi mới và kiện toàn tổ chức và phương thức hoạt động của các hiệp hội trên nguyên tắc xoá bỏ bao cấp, lấy chất lượng và hiệu quả hoạt động để tạo ra nguồn tài chính phục vụ sự hoạt động và phát triển của hiệp hội.
- Chuyên nghiệp hóa hoạt động của các Hiệp hội nhằm bảo vệ tối đa lợi ích các chủ thể tham gia kinh doanh và người tiêu dùng trên thị trường nội địa.
- Tăng cường mối quan hệ, trao đổi và hợp tác giữa các hiệp hội với các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp; đẩy mạnh vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp khác.
- Đa dạng hoá loại hình hoạt động và dịch vụ cung ứng cho các doanh nghiệp theo nguyên tắc có thu phí và hoàn toàn mang tính cạnh tranh theo qui luật của thị trường.
KẾT LUẬN
Thị trường trong nước là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế hàng hóa ở một quốc gia, không thể nói đến nền kinh tế hàng hóa và phát triển nền kinh tế hàng hóa mà lại không có thị trường, trước hết là thị trường trong nước. Đó vừa là điểm xuất phát của sản xuất hàng hóa, vừa là môi trường quan trọng bậc nhất để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa. Những nước đã đạt được nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao( kinh tế thị trường) cũng như những nước đang còn bước đầu xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường như ở nước ta đều thừa nhận vai trò tích cực của thị trường trong nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Việt Nam tất yếu phải có một nền kinh tế trong nước phát triển và mở rộng.
Qua nghiên cứu, thực tập tại Vụ Kế hoạch và Đầu tư –Bộ Thương mại em đã tim hiểu và nhận thấy được tâm quan trọng của quá trình thực tập. Hơn nũa em còn hiểu được tầm quan trọng và vai trò của thị trường trong nước đối với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn GS. TS. Đặng Đình Đào, Chú Hoàng Thịnh Lâm... cùng các anh chị trong Vụ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thương mại đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.