Tình hình giá cả trên thị trường nội địa 1 Tình hình giá trong thời kỳ 1986

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 67)

- Thời kỳ 20012005: Ngoại thương chuẩn bị hội nhập

2. Tình hình giá cả trên thị trường nội địa 1 Tình hình giá trong thời kỳ 1986

2.1. Tình hình giá trong thời kỳ 1986 - 2005

Trên cơ sở đánh giá hệ thống giá cả ở nước ta từ sau khi giành được chíh quyền đến những năm đầu của thập kỷ 60 trong thế kỷ XX, đồng thời xuất phát từ sự phát triển của nền kinh tế XHCN nói chung, của nền thương nghiệp nói riêng, vai trò của công tác giá cả ngày càng trở nên quan trọng. Do vậy nghị quyết hội nghị TƯ 10 khóa 3 đã đề ra: cần phải thành lập Ủy ban Vật giá Nhà nước để giúp Đảng và Chính phủ nghiên cứu chính sách giá cả, xây dựng kế hoạch giá cả, chỉ đạo thực hiện và thống nhất công tác giá cả.

trong bốn thập kỷ xây dựng và trưởng thành ngành Vật giá Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cả về sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp cách mạng cảu đát nước, như đồng chí Đỗ Mười – Nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam đã viết: “ Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, ngành Vật giá Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế của đất nước …”

Giai đoạn 1986 – 1990

Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã chỉ rõ: tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý đã được khẳng định là xóa bỏ tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới, phù hượp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế. Trong lĩnh vực giá cả, Báo cáo chính trị cũng đã khẳng định: chính sách giá cả phải vận dụng tổng hợp nhiều quy luật, trong đó quy luật giá trị có tác động trực tiếp. 62

Giá cả phải phù hợp với giá trị, đồng thời phải phù hợp với sức mua của đồng tiền và tính đến quan hệ cung cầu. Các yêu cầu điều tiết thu nhập, đảm bảo chính sách xã hội, thúc đẩy cải tạo XHCN, cần được thông qua sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp giá cả, tài chính, tín dụng… chỉ dùng biện pháp giá cả để đáp ứng những yêu cầu đó sẽ đẩy giá cả tới mức thoát ly giá trị.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, tại Hội nghị TW lần thứ 3 khóa VI Bộ chính trị đã quyết định:“ Kiên quyết đáu tranh khắc phục tình trạng giá đột biến, loại trừ đầu cơ, buôn lậu và những hành vi tranh mua, tranh bán, nâng giá, kích giá, mau bán vòng vèo, qua nhiều tầng lớp trung gian, đẩy giá lên để ăn chênh lệch giá”. Đồng thời, Bộ chính trị cũng chỉ rõ: trên cơ sở phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thông, tính toán giá thàng hợp lý để tiến hành điều chỉnh giá cho hợp lý.

Theo tinh thần nghị quyết Hội nghị TƯ lần thứ 2 khóa VI, thực hiện cơ chế một giá là một quá trình, do vậy, bộ chính trị đã chỉ rõ : “Phấn đấu tiến tới cơ chế một giá, song trước mắt phải tùy tình hình thực tế của từng loại hàng hóa mà áp dụng cơ chế một giá hoạc hai giá nhằm phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, đời sống nhân dân và đấu tranh hiệu quả với thị trường tự do, kìm chế tốc độ trượt giá trên thị trường xã hội.

Thực hiện nghị quyết trên của Đảng, ngày 24 tháng 9 năm 1987, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng( nay là thủ tướng chính phủ) ban hành chỉ thị số 271- CP về công tác giá cả và quản lý giá cả, trong đó nhấn mạnh: việc điều chỉnh giá trong thời gian trước mắt là nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa, tăng thu ngân sách và tiền mặt, từng bước giảm dần và đi đến chấm dứt lạm phát, thực hiện tốt các mối quan hệ kinh tế xã hội nhất là mối quan hệ kinh tế công nông liên minh, đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở theo cơ chế quản lý tập trung, lấy kế hoạch hóa làm trung tâm. Trong công tác giá và điều chỉnh giá, phải gắn chặt với các hoạt động tài chính- ngân hàng- thương nghiệp, có sự tính toán cân đối với các mặt nói trên để vừa ngăn chặn từng bước mức bội chi ngân sách, bội chi tiền mặt, vừa có sự phối hợp hành động giữa các ngành để phát huy tác dụng tích cực và ngăn chặn tác dụng tiêu cực của việc điều chỉnh giá.

Vào những tháng đầu năm 1988, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn to lớn, giá cả thị trường tăng đột biến, mức bội chi ngân sách và khối 63

lượng tiền phát hành và lưu thông lớn… ngày 2 tháng 5 năm 1988 Bộ chính trị đã ra Quyết định số 11- NQ- TW về các biện pháp cấp bách chống lạm phát, trong đó về công tác giá cả: tạm thời thực hiện chính sách 2 giá đối với những vật tư cơ bản và một số ít hàng tiêu dùng thiết yếu, giành một phần các loại vật tư cơ bản trên bán theo giá kinh doanh cho các cơ sở sản xuất và nhân dân, xóa nạn bao cấp qua giá, nghiêm cấm việc mua đi bán lại vật tư để thu chênh lệch giá…

Thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị, Chính phủ đã đưa ra các chính sách biện pháp cụ thể về điều chỉnh giá mua nông sản, hải sản và giá bán vật tư nông nghiệp, ngư nghiệp, giá bán buôn các loại tư liệu sản xuất và cước vật tư hàng hóa, giá bán lẻ hàng lương thực, thực phẩm, hàng công nghiệp tiêu dùng và dịch vụ…

Tóm lại, quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp cải cách giá đồng bộ với các biện pháp quản lý vĩ mô khác trong thời kỳ 1986- 1990 đã góp phần vào việc thực hiện mục tiêu kìm chế và đẩy lùi lạm phát, tiến tới ổn định thị trường, giá cả, một số ngành sản xuất trong nước đã được phục hồi và phát triển.

Thời kỳ 1991- 2000:

Trên cơ sở các thành quả và những bài học kinh nghiệm của quá trình cải cách giá trong những năm 80, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ bảy đã đề ra phương hướng tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về giá trong những năm 1991- 1995 là:” kiên trì vận dụng cơ chế thị trường đối với hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng, điều chỉnh từng bước mặt hàng giá vào quan hệ tỷ giá cho phù hợp với sự thay đổi về giá quốc tế đối với các loại vật tư, nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu, song phải chú ý đảm bảo sản xuất phát triển, kiểm tra và giám sát giá các loại vật tư hàng hóa, dịch vụ quan trọng nhất, giá của một số đơn vị độc quyền kinh doanh”. “ tiếp tục xóa bỏ các hình thức phân phối hiện vật, tính đủ giá trị đối với đất đai, tài nguyên… đưa vào sử dụng”.

Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ hai khóa VII đã cụ thể hóa phương hướng tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý giá với các nội dung chủ yếu về tính tóan chi phí sản xuất giá thành, giá cả, kiểm soát trực tiếp giá cả một số sản phẩm độc quyền, kiểm soát chi phí sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp theo chế độ kế toán tài chính, niêm yết giá…

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng đã chỉ rõ: tiếp tục hoàn thiện hệ thống giá cả và đổi mới công tác quản lý giá. Tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia, đổi mới cơ chế dự trữ lưu thông, cơ chế hình thành và hoạt động của quỹ bình ổn giá, phương thức can thiệp để bình ổn giá một số mặt hàng hết sức thiết yếu.

Thực hiện theo tinh thần của các Nghị quyết trên Ủy ban vật giá nhà nước đã trình Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số 137/ HĐBT/ ngày 27/4/1992 về quản lý giá với các nội dung:” quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá chuẩn, giá giới hạn và quy định cơ chế quản lý giá, thẩm quy định và quản lý giá đối với chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban vật giá nhà nước, các Bộ quản lý ngành hàng và chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, quy định quyền hạn trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc bình ổn giá cả thị trường, quy định các hình thức quản lý giá như đăng ký giá, hiệp thương giá và niêm yết giá.”

Sớm nhận thấy sự phát triển của nền kinh tế thị trường vào hội nhập, vai trò định giá trực tiếp của nhà nước sẽ giảm, nhưng vai trò thầm định giá sẽ ngày càng tăng, ban vật giá Chính phủ đã chủ động nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ quy chế thẩm định giá và sau đó ban vật giá Chính phủ đã thành lập trung tâm tư vấn dịch vụ và kiểm định giá ở miền Bắc và trung tâm thông tin và kiểm định giá ở miền Nam.

Tóm lại, những chính sách biện pháp trách nhiệm đó đã góp phần nhằm bình ổn giá cả thị trường xã hội, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, đưa chỉ số giá tiêu dùng từ 167,5% vào năm 1991 xuống 112,7% vào năm 1995 và 99,4% trong năm 2000.

Giai đoạn 2001- 2005:

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đó là mô hình tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, nhiệm vụ tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giá hoàn thiện hệ thống giá trong giai đoạn 2001- 2005 và những năm tiếp theo, đòi hỏi phải tuân thủ mô hình kinh tế tổng quát nêu trên đó là: phải xây dựng được những cơ chế chính sách phù hợp với sự vận hành của cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã 65

hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, trong đó nhiệm vụ quản lý điều hành giá được thực hiện bằng các phương pháp là chủ yếu. Trên cơ sở đó mà xây dựng hệ thống giá cả hợp lý sử dụng đòn bẩy giá cả vừa là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô vừa là tín hiệu điều chỉnh kinh tế vi mô, phát huy vai trò tích cực của giá cả đối với việc hướng dẫn và khuyến khích đầu tư có hiệu quả thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống các tầng lớp dân cư.

2.2. Diễn biến giá cả năm 2005

Từ diễn biến giá cả năm 2005 ta có thể rút ra một số đặc điểm sau đây:

Một là, giá tiêu dùng đã vượt mục tiêu tăng dưới do Quốc hội đề ra cho

năm 2005. Điều đó chứng tỏ, trong cơ chế thị trường, giá cả chịu tác động của

nhiều yếu tố khách quan, không nên quy định một mức nhất định về tốc độ tăng giá tiêu dùng, để trành phải áp dụng các biện pháp tình thế, thậm chí cả biện pháp hành chính, mà tập trung vào các biện pháp cơ bản, điều hòa kinh tế vĩ mô. Mặt khác, giá tiêu dùng tăng cao cũng là 1 trong 10 sự kiện kinh tế nổi bật mả các phương tiện thông tin đại chúng lựa chọn.

Hai là, tốc độ tăng giá tiêu dùng cao ngang với tốc độ tăng trưởng GDP.

Tình hình này đã làm cho người tiêu dùng thiệt thòi, vì cùng với sự tăng lên của giá cả là sự giảm sút của thu nhập thực tế, nếu thu nhập danh nghĩa không tăng lên tương ứng. Đó là chưa nói không phải thu nhập danh nghĩa của ai cũng đều tăng lên, hoặc đôi khi chưa tăng lên thì giá đã tăng lên vượt mức ngăn chặn rồi. Đối với người sản xuất, thoạt nhìn thì tưởng rằng có lợi khi giá bán sản phẩm đầu ra tăng cao, nhưng nếu xét tới gía đầu vào( giá nhập khẩu) cũng tăng cao không kém, thậm chí có loại còn tăng với tốc độ cao hơn, thì bù trừ cũng chẳng còn bao nhiêu, thậm chí còn mang dấu âm. Đối với người sản xuất lương thực thực phẩm, tuy giá cả tăng cao hơn tốc độ chung nhưng nếu trừ đi chi phí đầu vào gia tăng lại thêm thiệt hại do rét đậm rét hại, hạn hán kéo dài mưa lũ dịch cúm gia cầm, thì sự thiệt thòi còn lớn hơn nhiều.

Ba là, cùng bị thiệt thòi do giá tiêu dùng tăng nhưng những người thu

nhập thập bị thiệt thòi nhiều hơn vì giá nhu yếu phẩm tăng cao hơn các loại

hàng hóa dịch vụ tiêu dùng khác trong khi tỷ trọng chi cho ăn uống của người nghèo cao gấp đôi của người giàu. Trong khi xử lý hậu quả tác động của giá cả, lạm phát chính phủ đã quan tâm tới những người hưởng lương trợ cấp cố định, 66

nhưng mức tăng tuyệt đối của người có mức lương thấp tăng thấp hơn những người có mức lương cao.

III. Một số vấn đề liên quan đến phát triển thị trường nội địa ở nước ta

thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w