1.1. Thời kỳ trước năm 1986
Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm 1976-1980, đã xuất hiện các dấu hiện khủng hoảng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (0,4%/năm so với kế hoạch 13- 14%/năm); thiếu lương thực (lương thực quy thóc giảm từ 274 kg/ng năm 1976 xuống 268 kg/ng năm 1980) phải nhập khẩu gần 1 triệu tấn lương thực mỗi năm; lạm phát khoảng 20%/năm; kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 1/5 nhập khẩu.
Hội nghị Trung ương lần thứ 6, năm 1979, Đảng ta đã có Chỉ thị về phát triển hộ kinh tế cá thể và hộ tư nhân, Chỉ thị số 100 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, Nghị định số 25/CP ngày 21/8/1981 của Chính phủ cho phép các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nhà nước được vận hành “kế hoạch 3”.
Hậu quả của cải cách giá, lương, tiền tháng 9 năm 1985 đã làm cho giá cả hàng hoá biến động mạnh, hoạt động tiền tệ hỗn loạn; tiền lương thực tế giảm sút nhanh chóng; lạm phát ở tốc độ phi mã (so với năm trước, chỉ số giá năm 1986 tăng gần 800%, 1987 là 457,6%; 1988 là 410,9% và năm 1989 là 176,6%); trong nước hàng hóa khan hiếm, cung không đủ cầu.
Hoạt động xuất nhập khẩu trì trệ, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng nề kéo dài. Hoạt động xuất nhập khẩu theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung Nhà nước độc quyền ngoại thương, thị trường chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa với cơ chế nghị định thư. Cả nước chỉ có 37 tổng công ty nhà nước hoạt động xuất nhập khẩu với kim ngạch xuất nhập khẩu như sau:
Biểu 1
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trước khi thực hiện đường lối Đổi mới
Đơn vị tính: Rúp, Đô la
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu Tỷ lệ
NK/XK1981 401,2 1.382,2 981,0 3,45 1981 401,2 1.382,2 981,0 3,45 1982 526,6 1.472,2 945,6 2,79 1983 616,5 1.526,7 910,2 2,47 1984 649,6 1.745,0 1.095,4 2,68 1985 698,5 1.857,4 1.158,9 2,66
Kim ngạch nhập khẩu thường cao gấp xấp xỉ 3 lần kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu thấp, (bình quân xuất khẩu theo đầu người chỉ ở mức dưới 10 Rúp/USD trong đó 70% kim ngạch xuất khẩu thuộc khu vực đồng Rúp) luôn gây sức ép phải hạn chế các nhu cầu nhập khẩu thiết bị, vật tư nguyên liệu hàng tiêu dùng thiết yếu cho phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân mà ở thời kỳ này hầu hết các mặt hàng cung ứng cho thị trường trong nước phải thông qua nhập khẩu. Cân đối tiền- hàng và cung - cầu một số mặt hàng thiết yếu bị mất cân đối nghiêm trọng.
Trong hệ thống kế hoạch pháp lệnh, cơ chế kết hối ngoại tệ được thực hiện theo giá kết toán nội bộ với giá trị của đồng Việt Nam cao gấp nhiều lần so với giá trị thực; sự xơ cứng trong việc định giá vật tư, nguyên liệu, hàng hoá xuất, nhập khẩu luôn; các tổng công ty xuất nhập khẩu được phân công theo ngành hàng không gắn nhập khẩu với xuất khẩu; ngân sách hàng năm phải chi ra một khoản tiền lớn để bù lỗ cho hoạt động xuất, nhập khẩu.
Trên bình diện quốc tế, chiến tranh lạnh sắp bước vào hồi kết, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang dứng trước nguy cơ tan rã với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu; xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, mở cửa, tự do hoá thương mại; những thành công trong phát triển kinh tế của các nước Đông Á.
Với bối cảnh trong nước và quốc tế như trên, Đại hội lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986 đã đề ra chủ trương Đổi mới, mà thực chất là tiến hành cuộc cải cách sâu rộng về kinh tế, chính trị và xã hội nhằm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của nhân dân, giải quyết tốt hơn các nhu cầu giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác.
Trong lĩnh vực kinh tế, đổi mới hướng vào việc khai thác mọi tiềm năng trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng những chủ trương lớn sau đây:
- Chuyển từ một nền kinh tế chủ yếu gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể sang một nền kinh tế nhiều thành phần, cùng tồn tại lâu dài, bình đẳng trước pháp luật;
- Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở hiệu quả kinh tế- xã hội, hướng vào nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế;
- Xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp; thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng XHCN;
- Mở cửa nền kinh tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, du lịch quốc tế, thu hút vốn nước ngoài, từng bước hội nhập với kinh tế thế giới.
1.2. Thời kỳ từ năm 1986 tới nay
Thị trường trong nước có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt nam. Nhận thức rõ vị trí của thị trường trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương và quyết sách lớn để thị trường phát triển lành mạnh, đúng hướng . Sự thay đổi về quan điểm và chính sách kinh tế đã đem lại những tác động tích cực trên thị trường hàng hoá, dịch vụ. Thị trường hàng hoá, dịch vụ nước ta từ sau năm 1986 đã có sự biến đổi về chất và phát triển vượt bậc về lượng. Qua 20 năm đổi mới (1986 - 2005) ta có thể đánh giá khái quát thành tựu và hạn chế của thị trường hàng hoá trong nước.
1.2.1. Những thành tựu nổi bật
Một là, qui mô thị trường hàng hoá trong nước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Lượng cung trên thị trường tăng trưởng với mức cao trên 10% /năm. Cung được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau ở trong nước và ngoài nước. Hàng hoá cung ứng trên thị trường phong phú về qui cách, chủng loại và chất lượng ngày càng được nâng cao. Cầu tăng trưởng nhanh và đa dạng đã tác động lớn tới phát triển cung. Nhu cầu hàng hoá của xã hội đã bùng nổ mạnh mẽ từ những năm 90 của thế kỷ trước tiếp tục gia tăng mạnh hơn từ năm 2000 tới nay. Thị trường phát triển nhiều lớp theo chất lượng hàng hoá từ cấp thấp đến 32
cao cấp. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trong nước phản ánh sự tăng trưởng cao của sản xuất và thương mại. Qua đó có thể đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất, quốc phòng ,đời sống dân cư và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phát triển thị trường và thương mại là động lực quan nhất cho phát triển kinh tế xã hội nước ta những năm qua.
Hai là, tính thống nhất của thị trường được tôn trọng và bước đầu hình thành hệ thống thị trường hàng hoá với các cấp độ khác nhau. Tình trạng ngăn sông, cấm chợ, chia cắt theo địa giới hành chính đã bị công kích quyết liệt và bước đầu có hiệu lực trong thực tế. Thực hiện tự do hoá thương mại, tự do hoá lưu thông đã làm cho hàng hoá giao lưu giữa các vùng, các địa phương ít bị ách tắc và ngăn trở. Trên nền tảng tự do hoá đã khai thác được các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng doanh nghiệp. Quá trình tích tụ và tập trung trên thị trường đã dẫn tới hình thành các trung tâm thương mại quốc gia và vùng. Đó là cửa ngõ giao lưu hàng hoá, trung tâm phát luồng hàng hoá và tác dụng như đòn xeo thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển.
Các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trở thành những thị trường trung tâm và đầu mối quốc gia. Các tỉnh lỵ, thị xã, thị trấn thành trung tâm thương mại của vùng, địa phương. Thị trường được phân hoá thành nhiều tầng đan xen ở các khu vực. Thị trường phát luồng, bán buôn ở các đô thị lớn hoặc nơi tập trung cung, cầu. Thị trường bán buôn sẽ là tiền đề để phát triển các sở giao dịch hàng hoá.
Thị trường bán lẻ với nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Cho đến nay ở nước ta đã hình thành cả 3 cấp độ thị trường hàng hoá: Thị trường cổ điển (sơ khai), thị trường phát triển và thị trường hiện đại.
Ba là,trên thị trường đã có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo thương nhân với các hình thức sở hữu khác nhau và khu vực ngoài nhà nước thống lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp nhà nước chi phối 70- 75% khâu bán buôn, tỷ trọng bán lẻ chỉ còn 20 - 21% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Hệ thống hợp tác xã còn phát huy được vai trò ở nông thôn, miền núi song chỉ còn chiếm trên dưới 1 % tổng mức bán lẻ trên thị trường. Lực lượng đông đảo nhất trên thị trường là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư thương, tiểu thương chiếm gần 80% tổng mức bán lẻ hàng hoá. Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường nội địa, chiếm tỷ trọng khoảng 3% trongtổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ . Chi phối thị trường 33
trong nước thực sự là doanh nghiệp ,doanh nhân ngoài khu vực nhà nước. Tôi cho rằng đây là xu hướng tất yếu , tích cực và phải được thừa nhận.
Các chủ thể tham gia trên thị trường vừa cạnh tranh với nhau, vừa liên kết với nhau. Trên thị trường tồn tại cả ba trạng thái của cạnh tranh: cạnh tranh giữa những người bán với nhau, cạnh tranh giữa những người mua với nhau và cạnh tranh giữa người mua và người bán. Cạnh trên thị trường hiện đang chứa đựng nhiều yếu tố bất hợp pháp. Cạnh tranh hiện diện tất yếu vừa tạo ra động lực cho sự phát triển vừa chứa đựng nguy cơ rủi ro cho các thương nhân.
Bốn là, quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường đã thay đổi một cách cơ bản từ chỗ thiếu hụt hàng hoá sang trạng thái đủ và có dư thừa. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường - Quy luật cung cầu trong điều kiện tự do hoá. Với những mặt hàng được tự do hoá kinh doanh thì bao giờ cung sẽ lớn hơn cầu. Cân đối diễn ra ở trạng thái tích cực tức là cân đối theo cầu.
Nhiều mặt hàng trước đây phải nhập khẩu thì đến nay sản xuất nội địa đã bảo đảm yêu cầu trong nước và có thể xuất khẩu. Quá trình thương mại hoá các yếu tố kinh tế đem lại sự cởi trói các nhu cầu. Nhu cầu đa dạng, phát triển và thu nhập tăng lên đã làm cho cầu thị trường phong phú và biến đổi khôn lường. Bước chuyển quan trọng của thị trường đã diễn ra. Thị trường vốn là thị trường của người bán trước đây thành thị trường của người mua. Người mua có địa vị thống soái, trở thành "vua", thành "thượng đế". Những nhà kinh doanh thành đạt đều phải xuất phát từ đòi hỏi của khách hàng, bảo đảm chất lượng hàng hoá, giá cả phù hợp và có dịch vụ tối ưu. Cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả từng bước nhường chỗ cho cuộc cạnh tranh bằng dịch vụ. Từ chỗ dịch vụ chỉ là hoạt động yểm trợ bán hàng đã phát triển thành địa hạt của các nhà đầu tư kinh doanh. Ngành kinh doanh dịch vụ ra đời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của nền sản xuất xã hội.
Năm là, thị trường trong nước bước đầu đã có sự thông thương với thị trường quốc tế. Dù ở mức độ còn hạn chế nhưng sự tác động của tăng trưởng hay suy thoái trên thị trường quốc tế đã bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Điều này không chỉ diễn ra đối với những hàng hoá xuất nhập khẩu mà cả hàng hoá nội địa. Đó là tín hiệu tốt lành với nền kinh tế vì nó tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh Việt Nam, đồng thời nó cũng tạo ra áp lực và nguy cơ lớn cho sản xuất và kinh doanh trong nước. Điều này cũng cho thấy rằng sự hội nhập 34
của thị trường trong nước với thị trường khu vực và quốc tế là tất yếu. Vấn đề là chủ động đón nhận và có phương thức ứng xử thích hợp để chuyển từ ngoại lực thành nội lực. Trong sự thông thương giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, có nhiều sản phẩm trong nước bị sức ép cạnh tranh khó đáp ứng ngay trên thị trường nội địa; ngược lại một số loại hàng hoá lại khẳng định được vị thế của mình và thống lĩnh được thị trường nội địa. Trong điều kiện hiện tại của nước ta vấn đề chiếm lĩnh thị trường nội địa, chính sách thay thế hàng nhập khẩu có vị trí đặc biệt quan trọng. Do chính sách mở cửa nền kinh tế, hàng hoá ngoại nhập tràn ngập thị trường nội địa. Hàng ngoại đang có ưu thế so với hàng sản xuất trong nước. Thêm vào đó là sự yếu kém về chất lượng, giá cả, quy cách, chủng loại của hàng nội và tâm lý sùng bái hàng ngoại đã làm cho hàng nội yếu thế. Đây là nguy cơ làm cho hàng loạt chủ thể kinh doanh trong nước bị phá sản và nhiều mặt hàng sản xuất trong nước mất thị phần ngay trên đất nước mình khi nước ta thực hiện đầy đủ các cam kết và hội nhập hoàn toàn với khu vực ASEAN, WTO. Chúng ta sẽ không thể chủ quan duy ý chí áp dụng các chính sách không phù hợp với cơ chế thị trường. Chính sách đối với thị trường trong nước ngày càng phải tính đến các yếu tố ngoài nước.
1.2.2. Những hạn chế và mâu thuẫn lớn
Một là, thị trường trong nước về cơ bản vẫn manh mún và nhỏ lẻ. Sản xuất hàng hoá ở nước ta vẫn đang ở trình độ thấp, phân tán, thiếu các vùng sản xuất hàng hoá chuyên môn hóa tập trung phù hợp với yêu cầu của thị trường. Do đầu tư sản xuất dàn trải, nặng hình thức phong trào không gắn với thị trường tiêu thụ nên không tạo được nguồn cung nội địa đủ mạnh để thắng thế hàng ngoại. Nhu cầu tiêu dùng đa dạng nhưng do thu nhập phố biến thấp nên sức mua hạn chế, nhỏ lẻ và hay thay đổi. Thị trường nhỏ, manh mún tạo sự khó khăn cho cả nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Các chủ thể tham gia thị trường hầu hết tiềm lực nhỏ , sức cạnh tranh yếu và với phương thức kinh doanh của người buôn bán nhỏ.
Hai là, thiếu chiến lược đúng đắn và chính sách hợp lý cho phát triển thị trường nên dễ khủng hoảng. Trong những năm qua chúng ta tập trung nhiều cho chiến lược xuất khẩu, chiến lược phát triển thị trường trong nước chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu nghiên cứu và sử dụng các phương pháp khoa học trong cân đối tổng cung và tổng cầu hàng hoá trong nước cả ngắn hạn và dài hạn 35
nên bị động, lúng túng. Hệ thống thu thập, xử lý thông tin thị trường trong nước yếu nên sự dự đoán khuynh hướng thị trường và cảnh báo với người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng thiếu chính xác, không kịp thời. Tính đồng bộ, minh bạch và nhất quán trong chính sách vĩ mô chưa cao đã tác động không nhỏ đến thu hút đầu tư, tổ chức thị trường và phát triển bền vững thị trường trong nước. Thị trường vốn là thể thống nhất nhưng trong chỉ đạo điều hành, thực thi chính sách lại nặng về địa giới hành chính, cục bộ địa phương đã phá vỡ thị trường , lãng phí đầu tư và giảm thấp vai trò nhà nước trung ương. Thực tế xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng chợ, trung tâm thương mại, xây dựng các nhà máy xi măng, cảng biển... minh chứng rõ nhất cho vấn đề trên.
Ba là, tình trạng lũng đoạn thị trường có khuynh hướng gia tăng. Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước không hợp lý đã làm cho các nhà sản xuất trong