II. Mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường trong nướ cở Việt Nam giai đoạn 2006
1. Giải pháp từ phía nhà nước
1.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia thị trường
Xóa bỏ các rào cản gia nhập thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước nhằm tăng nhanh số lượng các chủ thể tham gia thị trường nội địa.
Đơn giản hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh, phê duyệt dự án đầu tư và các thủ hành chính khác nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Thực hiện quyết liệt tiến trình đổi mới và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để hình thành một số tập đoàn thương mại có khả năng chiếm lĩnh thị phần chi phối đối với các hàng hóa, địa bàn quan trọng trong nền kinh tế.
Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý kinh doanh đối với đội ngũ doanh nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực này để nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp này.
Mở rộng quyền nhập khẩu và phân phối hàng hóa, vật tư, nguyên liệu cho các nhà đầu tư nước ngoài để khuyến khích sự tham gia của loại hình doanh nghiệp này vào thị trường nội địa.
Nâng cao khả năng tiếp cận các hình thức mua bán, trao đổi hiện đại cho người dân thông qua các chính sách, biện pháp khuyến khích và các hình thức giáo dục nhằm tạo thói quen tiêu dùng văn minh, giúp cho hoạt động thương mại trong nước được mở rộng và đa dạng hoá.
1.2. Huy động và tận dụng các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng thương
mại
Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và công bố quy hoạch cũng như các quy định liên quan đến quy hoạch nhằm định hướng đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại nội địa. Các Bộ, ngành liên quan (Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Giao thông vận tải...) và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp với Bộ Thương mại trong việc xây dựng, ban hành và giám sát việc thực hiện quy hoạch sử quỹ đất, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Nhà nước đầu tư các chợ ở nông thôn, miền núi phục vụ nhu cầu dân sinh, cung cấp vật tư nguyên liệu cho sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của nhân dân trong vùng.
Khuyến khích đầu tư, tổ chức kinh doanh các chợ đầu mối và các sàn giao dịch hàng hóa và các loại kết cấu hạ tầng hỗ trợ thuơng mại dưới các hình thức BT, BOT; Nhà nước đứng ra thực hiện thí điểm một số dự án trong giai đoạn đầu.
Hình thành và ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển các khu chuyên doanh bán lẻ hàng hóa phục vụ khách du lịch, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ ở các đô thị, khu du lịch và các làng nghề truyền thống. Nhà nước đứng ra đầu tư thí điểm một số dự án trọng điểm trong giai đoạn đầu.
Tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận các nguồn tín dụng, đa dạng hóa hoạt động thị trường tài chính nhằm đẩy nhanh tốc độ tích tụ, tập trung vốn trong đầu tư kết cấu hạ tầng và kinh doanh thương mại nội địa.
1.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển thương mại điện
tử trong kinh doanh
Tuyên truyền để phổ cập thương mại điện tử, trước hết cho cộng đồng doanh nghiệp, các cấp quản lý và các hiệp hội ngành hàng.
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp để đẩy mạnh các ứng dụng thương mại điện tử dưới hình thức B2B, B2C, B2G.
Khuyến khích đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để phát triển ứng dụng thương mại điện tử.
Khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng và các loại hình dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử.
Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Chính phủ để cung cấp các dịch vụ công; trước mắt tập trung vào các dịch vụ gồm khai báo hải quan điện tử, thuế điện tử, các thủ tục liên quan đến đầu tư và đăng ký kinh doanh.
Nhanh chóng nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về thương mại điện tử, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và thuận lợi cho hoạt động thương mại điện tử phát triển.
Ưu tiên hợp tác đa phương với các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực như WTO, APEC, ASEAN, ASEM và các tổ chức chuyên trách về thương mại của Liên hiệp quốc như UNCTAD, UNCITRAL, UNCEFACT; ưu tiên hợp tác song phương với các nước tiên tiến về thương mại điện tử.
1.4. Nâng cao chất lượng và trình độ tiêu dùng của thị trường
Khẩn trương rà soát các bộ tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bao bì, nhãn mác của hàng hoá lưu thông trên thị trường; nghiên cứu, cập nhật và hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn của quốc tế.
Điều chỉnh, bổ sung các bộ tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bao bì, nhãn mác của hàng hoá lưu thông trên thị trường phù hợp với các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế.
Xây dựng cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện quản lý, giám sát thực hiện các bộ tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường trong nước.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình trọng điểm quốc gia về “giáo dục tiêu dùng thông minh” cho cộng đồng nhằm giúp người tiêu dùng có 114
kiến thức tiêu dùng tốt nhằm nâng cao chất lượng tiêu dùng và bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng trong nước.
Hình thành các trung tâm hoạt động dưới dạng công ích về tư vấn tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (như phổ biến kiến thức, hướng dẫn tiêu dùng...).
Hoàn thiện và kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý, giám sát thực thi các tiêu chuẩn hàng hoá, trật tự thị trường, ngăn chặn gian lận thương mại.
Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng.
1.5. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế điều tiết vĩ mô của Nhà nước
Cải cách phương pháp xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và đáp ứng được những yêu cầu của thực tế phát triển trong lĩnh vực thương mại nội địa (như các hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại, chuỗi cửa hàng bán lẻ tự chọn, bán hàng đa cấp...).
Hoàn thiện các cơ chế để đối phó với tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên cơ sở hệ thống các văn bản pháp luật đã được ban hành về cạnh tranh, về chống độc quyền, chống bán phá giá, tự vệ... Cần hoàn thiện cơ chế thực thi để vừa phù hợp với những qui định của quốc tế, vừa đối phó được với các hành vi không lành mạnh diễn ra trên thị trường trong nước.
Triển khai thực hiện các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn chuyên sâu đối với các cán bộ, chuyên gia quản lý hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực điều hành thị trường trong nước.
Nâng cao chất lượng phối hợp công tác giữa các Bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước trong việc hướng dẫn, điều tiết thị trường trên cơ sở giảm thiểu các biện pháp hành chính, tuân thủ các nguyên tắc của thị trường.
Tổ chức tốt các kênh thu thập, phổ biến thông tin cũng như công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo những diễn biến trên thị trường, làm cơ sở để đưa ra những biện pháp kịp thời, phù hợp trước những biến động của thị trường.
Xây dựng và khuyến khích các thành phần kinh tế tổ chức, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại ngay trên thị trường nội địa nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước.