Đặc điểm của thị trường nội địa nước ta thời kỳ sau 1986 tới nay

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 48)

2.1. Hệ thống thị trường trong nước đồng bộ, thống nhất, ổn định và thông suốt trong cả nước

Tại thị trường thành thị (nhất là tại các thành phố và thị xã lớn), xu hướng tiếp cận với các hình thức tổ chức thương mại văn minh, hiện đại phát triển tương đối nhanh, bước đầu, thị trường thành thị đã thể hiện được vai trò trung tâm và đầu mối giao lưu kinh tế, phát luồng bán buôn.

Thị trường nông thôn từng bước phát triển và mở rộng với sự đa dạng của loại hình thương nhân thuộc các thành phần kinh tế, đã dần chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ chỗ hàng năm phải nhập khẩu một khối lượng lớn lương thực và nhiều hàng nông sản khác, đến nay, thị trường nông thôn chẳng những đã cung cấp đủ đại bộ phận các mặt hàng cho nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong nước, hàng chính sách cho đồng bào miền núi, tiêu thụ hàng hoá sản xuất trong nước và của nhập khẩu mà còn tạo ra một nguồn hàng xuất khẩu ngày càng nhiều.

Thị trường và hoạt động thương mại ở miền núi có sự phát triển khá rõ nét, góp phần chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Tuy sự phát triển của thị trường còn có sự chênh lệch giữa các vùng (nhất là giữa thành thị và nông thôn) nhưng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của khu vực miền núi đã tăng lên rõ rệt, ví dụ như vùng Đông Bắc năm 1995 chiếm tỷ trọng 4,9%, năm 2000 tăng lên 5,3%, tương ứng vùng Tây Bắc là 1,08 và 2,4, vùng Tây Nguyên là 2,5 và 3,46. Tuy nhiên sự phát triển của thị trường nội địa còn mang nặng tính tự phát, thiếu tính bền vững; các mô hình tổ chức thị trường thích hợp chậm được xác lập và triển khai thực hiện. Nhìn chung, thị trường nội địa chưa xác lập được các mô hình tổ chức hoạt động thương mại có tính hệ thống, tính liên kết cao và ổn định, gắn bó với sản xuất, bám sát với tiêu dùng, phù hợp với dung lượng thị trường của từng địa bàn cụ thể, bảo đảm lưu thông thông suốt và ngày càng mở rộng, bảo đảm mua bán thuận lợi và ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Nhiều hàng hóa chưa định hình được kênh lưu thông. Mối liên kết giữa lưu thông với sản xuất, giữa các khâu và các công đoạn trong quá trình lưu thông hàng hóa, giữa các loại hình tổ chức và các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực lưu thông chưa được xác lập một cách hợp lý, dựa trên cơ sở hài hoà về lợi ích. Các hình thức tổ chức kinh doanh thương mại như chợ, trung tâm thương mại, trung tâm bán buôn và bán lẻ, siêu thị... chậm được qui hoạch và triển khai

2.2. Hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng

Hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng, trong đó nhiều mặt hàng đã tăng được khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước nhờ cải tiến mẫu mã, tăng chất lượng và giảm giá thành, phù hợp với thị hiếu và tập quán tiêu dùng. Từ chỗ khan hiếm về hàng hóa tới chỗ dư thừa để xuất khẩu (ví dụ như từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, chúng ta đã vươn lên đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu ngày càng nhiều, với mức cao nhất là 4,06 triệu tấn và kim ngạch 950 triệu USD vào năm 2004), nhờ vậy, các cân đối lớn của nền kinh tế luôn được giữ vững và góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân. Cơ cấu chủng loại hàng hóa có sự biến đổi phù hợp với sự tiến bộ về tiêu dùng: tỷ trọng hàng công nghiệp từ 44% tăng lên 45% trong khi tỷ trọng hàng lương thực, thực phẩm từ 56% giảm xuống 55%. Kinh doanh dịch vụ tuy chậm phát 39

triển so với kinh doanh thương mại nhưng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng dần lên. Mặc dù vậy, khả năng cạnh tranh của hàng hóa nói chung còn yếu. Nhiều mặt hàng công nghiệp còn đơn điệu, cũ kỹ về mẫu mã và quy cách, chất lượng thấp và giá thành cao; phần lớn mặt hàng nông sản cũng trong tình trạng tương tự, lại ít hoặc chưa qua chế biến; do đó vị thế phổ biến của hàng hóa là khó cạnh tranh với hàng nước ngoài, trên thị trường nước ngoài và khó tiêu thụ ngay cả ở thị trường trong nước. Vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa thường xuyên là vấn đề quan tâm hàng đầu của cả nền kinh tế. Tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản với hàng công nghiệp và dịch vụ trong nhiều năm qua vẫn doãng rộng theo hướng bất lợi cho hàng nông sản, kìm hãm thu nhập và sức mua của cư dân nông thôn

2.3. Lạm phát giảm, chỉ số giá tiêu dùng tăng

Kiềm chế được lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ giá cả phản ánh đúng hơn giá trị và quan hệ cung - cầu trên thị trường, thực hiện cơ chế một giá và mua bán bình thường vật tư hàng hóa nên đã giảm mạnh các nhu cầu giả tạo và nạn đầu cơ, tích trữ vật tư, hàng hóa trong sản xuất và tiêu dùng. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng của thị trường xã hội năm 1986 là 20% thì năm 1989 là 2,5%, năm 2000 là 1% và đến năm 2004 chỉ còn 0,79%; giá cả hàng hóa ở trong xu thế tương đối ổn định, các cơn sốt giá giảm dần. Đặc biệt, trong giai đoạn từ 1996 đến nay, hầu như không có “cơn sốt” nào đáng kể do quan hệ cung cầu mất cân đối (với quy mô lớn, trên phạm vi rộng, trong thời gian dài) ngay cả trong dịp lễ, Tết hoặc bị thiên tai. Nhu cầu về các mặt hàng trọng yếu cho sản xuất hoặc cho tiêu dùng được bảo đảm bình thường. Chỉ số giá tiêu dùng tăng (ở mức hợp lý) đã kích thích sản xuất phát triển. Giá hàng lương- thực phẩm trong giai đoạn 2001-2005 đã tăng cao so với trước năm 2000, còn giá hàng phi lương thực phẩm nhiều mặt hàng giảm hoặc tăng chậm khiến cánh kéo giá hàng công nghiệp/hàng nông nghiệp bước đầu được thu hẹp.

2.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội liên tục tăng qua các năm

Tính theo giá thực tế, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 1989 là 12.911 triệu đồng, bằng 78,5% so với năm 1988, năm 1996 tăng 20,4 % so với năm 1995, năm 2004 là 373 ngàn tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2003. Mức tăng bình quân từ 1996-2000 là 12,7 % và từ 2001 – 2004 là 12,3%. Trên thị trường, thương mại tư nhân luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bán lẻ (từ 1996 đến 2004 chiếm tỷ trọng từ 77- 80% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội).

2.5. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối hàng hóa

Phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường, mở cửa và tham gia hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới trong tiến trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đã, đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với những thách thức trước cạnh tranh khốc liệt mang tính quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị phần ngay cả trên phạm vi không gian của thị trường nội địa cũng như ở thị trường thế giới.

Trong cuộc cạnh tranh này, các hệ thống phân phối hàng hoá( HTPPHH) với ý nghĩa là hệ thống các quan hệ của một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, là một chuỗi các mối quan hệ giữa các tổ chức liên quan trong quá trình mua và bán hàng hoá, giúp doanh nghiệp tạo lập được lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn trên thị trường và thành công trong kinh doanh nhờ có khả năng giữ vững và mở rộng thị trường, nên ngày càng trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng.

Tổ chức và tham gia vào các HTPPHH hiện đại cũng có nghĩa là doanh nghiệp chủ động xây dựng các chuỗi liên kết theo chiều dọc, chiều ngang hoặc dọc- ngang hỗn hợp, đảm bảo thực hiện phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong dây chuyền cung ứng sản phẩm từ các nhà sản xuất- cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng, điều đó giúp các doanh nghiệp tập trung được mọi nỗ lực vào những hoạt động mà mình có lợi thế, vì vậy đảm bảo được năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn và nâng cao hơn sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tổ chức và tham gia vào các liên kết như 41

vậy, mỗi doanh nghiệp đều được hưởng những lợi ích kinh tế nhờ hoạt động phối hợp, nhờ sự giám sát và phối hợp bên trong của HTPPHH, nhờ tránh các giao dịch thị trường trong hệ thống, nhờ tiếp cận tốt hơn và rẻ hơn thông tin về thị trường, nhờ các mối quan hệ ổn định…, vì vậy mà đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời do tham gia vào những liên kết như vậy sẽ còn giúp các doanh nghiệp tận dụng được công nghệ lẫn nhau, bảo đảm nguồn cung ứng hoặc nhu cầu ổn định, nâng cao quyền lực thương lượng đáng kể, tăng cường khả năng khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh… Có thể thấy những lợi ích như vậy đã tạo cho doanh nghiệp có tham gia liên kết có được những lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp không tiến hành liên kết bằng những hình thức giá cả cao hơn, chi phí thấp hơn hoặc ít rủi ro hơn. Điều đó giải thích tại sao các HTPPHH hiện đại lại là một trong những rào cản chắc chắn nhất đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu thâm nhập thị trường và là lựa chọn chíến lược chung của doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào những ngành kinh doanh mới.

Các doanh nghiệp của Việt Nam nếu tạo dựng được cho mình những HTPPHH hiệu quả cũng có nghĩa là tạo lập được lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho lợi ích của mình trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khi nước ta thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế vào khu vực và thế giới, bởi họ phải mất nhiều thời gian và tiền của mới có thể tạo lập được HTPP của mình. Mặt khác cùng với các cam kết tự do hoá thương mại và đầu tư để hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước sẽ dần dần dỡ bỏ các rào cản thuế và phi thuế bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước, khi đó các HTPPHH hiệu quả sẽ chính là các rào cản hiệu lực nhất của doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ mình trước các đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa.

Dưới giác độ vĩ mô, thông qua các HTPPHH hiện đại mà quá trình chuyển dịch hàng hoá gắn liền với nhu cầu thực tế của thị trường cả về sản phẩm, thời gian và không gian nên có thể chuyển tải những những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho người sản xuất để điều chỉnh theo những điều kiện của thị trường. Vì thế bằng việc định hình và tăng cường hiệu quả cho các hoạt động chức năng của HTPPHH mà Nhà nước tạo lập nên những cầu nối để dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy phát triển phương thức kinh doanh theo nhu cầu trong toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo phát

triển thị trường bền vững cho các ngành sản phẩm có lợi thế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước.

Trên khung cảnh của thị trường nội địa, những năm qua các hệ thống phân phối hàng hoá đã phát triển một cách tự phát cả về số lượng và quy mô mở rộng, bước đầu thoả mãn nhu cầu đa dạng về hàng hoá tiêu dùng cho cả sản xuất và dân cư, tác động đến sự phát triển sản xuất trong quá trình chuyển đổi theo hướng nền kinh tế thị trường. Đã xuất hiện một số hệ thống phân phối hàng hoá có hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk, Petrolimex, Co- op mart..., bên cạnh sự tham gia của các nhà phân phối nước ngoài như Metro Cash & Carry và Big C. Tuy vậy, đến nay HTPPHH của các doanh nghiệpViệt Nam hầu hết chưa được định hình và kiến tạo, hoạt động tiêu thụ sản phẩm còn kém hiệu quả, với chi phí cao và nhiều khâu nấc. Thực tế, người tiêu dùng còn chưa có được nhiều cơ hội và điều kiện thoả đáng để sử dụng những dịch vụ phân phối hiện đại trong lựa chọn mua sản phẩm rẻ, chất lượng tốt; người sản xuất còn đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Trên thị trường thế giới, do không thiết lập được hệ thống phân phối hàng hoá trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng, nên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam gặp nhiều rủi ro, thiệt hại, làm giảm hiệu quả xuất khẩu. Việc thiếu hụt các HTPPHH hiện đại trên thị trường đang trở thành một trong những nhân tố làm cho nền kinh tế Việt Nam kém sức cạnh tranh bởi hiệu quả phân phối thấp.

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên bắt nguồn từ cả trên phương diện quản lý vĩ mô và vi mô đều chưa nhận thức đầy đủ và chưa có đủ những điều kiện, kỹ năng thích ứng với yêu cầu quản lý HTPPHH theo các chiến lược cạnh tranh dài hạn. Các nhà quản trị doanh nghiệp chưa có được cách nhìn đúng đắn và toàn diện về HTPPHH cũng như phương thức quản trị đẩm bảo lợi thế cạnh tranh nhờ HTPPHH hữu hiệu với tính liên kết và sự hợp tác dài hạn của các thành viên cùng hướng tới thị trường mục tiêu. Các nhà quản lý vĩ mô chưa định hướng và kiến tạo các yếu tố tổ chức và các điều kiện hỗ trợ người sản xuất, người phân phối định hướng theo nhu cầu thị trường và đảm bảo các yếu tố để tối đa hoá những thuận lợi cho các dòng vận động hàng hoá vật chất và dịch vụ của nền kinh tế từ sản xuất đến tiêu dùng.

Trước sức ép cạnh tranh gay gắt của tự do hoá thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các 43

HTPPHH hiện đại cho doanh nghiệp của Việt Nam, qua đó phát huy được vai trò thương mại với năng lực hướng dẫn sản xuất định hướng theo nhu cầu thị trường và tạo ra các tiền đề cho phát triển sản xuất trong nước, được đặt ra như một yêu cầu bức xúc của thực tế quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay. Những yêu cầu này cũng đã được đề cập trong Nghị quyết của Đảng và là một nội dung trọng yếu trong triển khai đề án tổ chức lại thị trường trong nước của Chính phủ, đồng thời cũng là một trong những giải pháp lớn mà doanh nghiệp Việt Nam đang đòi hỏi Chính phủ hỗ trợ để chuẩn bị cho hội nhập thành công vào nền kinh tế quốc tế.

2.6. Kết cấu hạ tầng cho phát triển thị trường trong nước ngày càng hoàn thiện

Kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.Năm 1996 cả nước có gần 5.000 chợ đến năm cuối 2004 tăng lên 8.751 chợ với sự đa dạng của loại hình tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý, trong đó đã và đang xuất hiện một số chợ đầu mối nông sản cấp vùng vầ cấp tỉnh và chợ chuyên doanh. Các hình thức kinh doanh tiên tiến như Trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tự phục vụ, hội chợ - triển lãm thương mại, trung tâm giao dịch hàng hóa... đang hình thành và phát triển ở khu vực thành thị cũng như

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w