1. Quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu
1.1. Vai trò của xuất khẩu trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu là một hiện tượng đang diễn ra ở các nước đang phát triển. Nó phản ánh một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của các nước này và tạo nên những thay đổi trong phân công lao động quốc tế. Ở Việt Nam, chiến lược xuất khẩu cũng đang được vận dụng một cách hợp lý trong từng giai đoạn của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sỡ dĩ, thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng là những hoạt động có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế mỗi quốc gia, đồng thời có ý nghĩa nhất định đối với quá trình công nghiệp hoá của đất nước là vì:
- Thương mại quốc tế đem lại những lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế.
Theo lý thuyết thương mại tân cổ điển tĩnh, một nền kinh tế sẽ được hưởng lợi ích từ thương mại quốc tế theo hai cách: thứ nhất, nhờ chuyên môn 48
hoá và tái phân bổ sản xuất của mình theo nguyên tắc lợi thế so sánh, nhờ đó có thể sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sản xuất của mình; thứ hai, bằng cách trao đổi sản phẩm của mình tại tỉ giá quốc tế hiện hành, là mức tỉ giá có lợi hơn nhờ chuyên môn hoá quốc tế. Cả hai lợi ích này đều làm tăng mức phúc lợi.
Ngoài những phúc lợi tĩnh mà lý thuyết tân cổ điển đã chỉ ra còn có những lợi ích động từ thương mại. Nhưng về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng mở cửa cho thương mại có thể làm tăng thêm lợi thế kinh tế động
và tĩnh nhờ qui mô. Nghĩa là khi thương mại phát triển thì đồng nghĩa với nó là
tthị trường được mở rộng, vì thế tất cả những lợi ích kinh tế nhờ qui mô này đều rất quan trọng trong điều kiện thị trường nội địa của các nước còn nhỏ bé. Bởi vậy, thay vì việc tập trung sản xuất qui mô nhỏ để phục vụ thị trường nội địa, mở rộng xuất khẩu có thể biến các lợi ích kinh tế tĩnh nhờ qui mô trong nội bộ nền kinh tế thành hiện thực. Điều này không chỉ là nhờ mở rộng qui mô sản xuất để đáp ứng một thị trường rộng lớn hơn, mà còn do xu hướng giảm tính đa dạng của sản phẩm khi ngành hoạt động trên thị trường quốc tế cạnh tranh.
Ngoài ra, cạnh tranh của nước ngoài và sự quen thuộc với thị trường nước ngoài sẽ tạo động lực để hoàn thiện sự vận hành về kỹ thuật và tổ chức của qúa trình sản xuất, đến lượt mình điều này lại tạo ra lợi thế kinh tế nhờ qui mô trong nội bộ, ví dụ như sự thay đổi công nghệ và quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Cải tiến công nghệ có thể phát triển tự nhiên hoặc có thể có được nhờ nhập khẩu các hàng hoá tư bản, bí quyết và kỹ năng quản lý. Tóm lại, sản xuất trên một thị trường lớn hơn thị trường nội địa có thể làm tăng mức năng suất nói chung.
Tăng qui mô hoạt động của khu vực xuất khẩu cũng có thể làm tăng lợi
thế kinh tế ngoại ứng động nhờ qui mô. Trong trường hợp xuất khẩu, ngoại ứng
đối với các ngành khác không phải xuất phát từ chỗ có được những đầu vào rẻ. Nhưng các ngành trong nước cung cấp cho khu vực xuất khẩu những đầu vào trung gian có thể được lợi nhờ cầu về sản phẩm của họ tăng lên. Trên thực tế, việc hình thành các phương tiện phục vụ đặc biệt và sự ra đời của các ngành bổ sung hay các ngành có liên quan khi khu vực xuất khẩu mở rộng cũng có thể coi như một dạng ngoại ứng nảy sinh nhờ thị trường thực hiện chức năng phát tín hiệu.
Người ta thường giả định rằng, khu vực ngoại thương là một kênh mà thông qua đó, những công nghệ sẽ được giới thiệu và truyền bá đến các nước 49
đang phát triển. Hơn nữa, trong số các hình thức ngoại ứng này còn có những những ngoại ứng dồn tích lại trong các ngành kinh tế nội địa mà đến giờ có thể tận dụng được các phương tiện đặc biệt về cơ sở hạ tầng, ngân hàng và các dịch vụ khác. Những dịch vụ này lúc đầu được thiết lập để hỗ trợ cho khu vực ngoại thương. Và cuối cùng, mức độ các hoạt động kinh tế nói chung gia tăng thông qua việc mở rộng xuất khẩu đã tạo ra một môi trường thúc đẩy việc ra các
quyết định đầu tư. Tất cả những lợi thế kinh tế nội bộ hay ngoại ứng này xuất
hiện độc lập hoặc kết hợp với nhau trở thành những luận cứ ủng hộ cho chiến lược công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu.
- Xuất khẩu tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hoạt động xuất khẩu có tác động quan trọng đến quá trình phát triển kinh tế của một nước. Ngoài việc, xuất khẩu kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện mức sống dân cư, tăng nguồn dự trữ ngoại tệ. Vai trò của xuất khẩu còn thể hiện ở việc tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cụ thể là:
Thứ nhất, xuất khẩu thúc đẩy sử dụng các yếu tố sẵn có do việc tăng tổng cầu
Một nước nếu đóng cửa, cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài có thể có một khối lượng lớn đất đai bị bỏ hoang hoặc sử dụng không có hiệu quả. Tuy nhiên khi họ tham gia vào thương mại quốc tế, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp còn nhập khẩu sản phẩm công nghiệp thì họ sẽ làm cho các yếu tố đầu vào của sản xuất được khai thác và sử dụng triệt để hơn, do vậy, đẩy đường giới hạn sản xuất của họ ra phía ngoài. Ví dụ, Mỹ và Canađa là hai nước có đất đai và lao động dồi dào trong thế kỷ 19, song phần lớn đều bị bỏ hoang. Chính nhu cầu về bông và lúa mỳ của Anh đã làm cho hai nước này sử dụng hiệu quả hơn đất đai và lao động.
Thứ hai, đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế theo chiều rộng
Do thương mại quốc tế mà thị trường về sản phẩm phát triển như vậy dẫn đến việc tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vì việc mở ra các thị trờng xuất khẩu béo bở sẽ mở ra nhiều triển vọng cho nhà đầu tư. Những cơ hội này làm tăng nhu cầu về tích lũy vốn trong nước, cũng như tăng việc làm và sản lượng trong nền kinh tế.
Thứ ba, thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác thông qua mối liên hệ "đằng trước và đằng sau"
Việc phát triển xuất khẩu nông sản sẽ kéo theo sự phát triển các ngành có liên quan, tạo nên hiệu ứng liên kết. Ví dụ ngành công nghiệp chế biến lúa mỳ ở Bắc mỹ hồi thế kỷ 19 đã tạo ra nhu cầu để phát triển các ngành thiết bị vận chuyển (kho chứa hàng, đường giao thông đặc biệt là đường sắt) và máy nông nghiệp. ở Peru, sự phát triển của ngành sản xuất bột cá trong những năm 50-60 đã dẫn tới sự phát triển ngành sản xuất thuyền đánh cá và thiết bị chế biến. Những mối liên hệ này chỉ được thực hiện khi ngành xuất khẩu phải phát triển vững chắc, đảm bảo thị trường ổn định cho các bên cung cấp hàng, đồng thời khu vực xuất khẩu phải đủ lớn để tạo điều kiện cho các ngành chế tạo đạt đợc hiệu quả của việc sản xuất với qui mô lớn.
Và các mối liên hệ còn có thể phát triển gián tiếp thông qua nhu cầu về
hàng tiêu dùng tăng lên khi thu nhập tăng lên. Do sự phát triển của việc xuất
khẩu làm thu nhập của dân cư tăng lên, thu nhập tăng đến lượt nó làm tăng nhu cầu về hàng tiêu dùng, do vậy lại thúc đẩy các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước phát triển.
- Chiến lược hướng ngoại ảnh hưởng quan trọng đối với công nghiệp hoá nền kinh tế
Trong lịch sử kinh tế thế giới, một số không nhiều quốc gia đã đặc biệt thành công trong chiến lược tăng trưởng hướng ngoại. Đa phần thành công có được là nhờ gắn một cách hợp lý chiến lược đó với quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế. So với nhiều nước khác tương đồng về trình độ xuất phát, các quốc gia này sau một thời gian nào đó đã vượt hẳn lên. Trong số các ví dụ điển hình nhất có thể kể đến Anh, Đức cuối thế kỷ 19, Mỹ cuối thế kỷ 19, Nhật suốt thế kỷ 20 và 4 nước NICs trong vòng ba thập niên trở lại đây. Gần đây hơn là Thailan, Malaysia. Có những nước nỗ lực theo hướng này nhưng đã thất bại hoặc không gặt hái được mấy thành công so với mục tiêu đề ra như Philippin, Nigieria, Xrilanca.
Các chính sách của chính phủ có vai trò quan trọng trong việc xác định đúng những ngành mà việc sản xuất chúng sẽ huy động được nhiều nhất những nguồn lực mà đất nước có lợi thế để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Thông thường những ngành được tập trung phát triển trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá là những 51
ngành sử dụng tiềm năng sẵn có của nền kinh tế như lợi thế về điều kiện tự nhiên, lợi thế về lao động. Tuy nhiên kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng, một nước đang trong giai đoạn đầu của quỹ đạo phát triển để thực hiện công nghiệp hoá nền kinh tế thì không có một bài bản, một công thức chung cho quá trình công nghiệp hoá cũng như vai trò của ngành nông nghiệp để các nước đang phát triển noi theo. Mỗi nước phải tìm cách riêng của mình, xuất phát từ những đặc điểm riêng, tuỳ điều kiện cụ thể của từng thời kỳ mà có sự lựa chọn cho thích hợp.
Từ những phân tích trên cho thấy tăng trưởng xuất khẩu như là một trong những giải pháp chủ yếu nhất để công nghiệp hoá nền kinh tế. Công nghiệp hoá gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với tạo vốn để thực hiện công nghiệp hoá điều này làm cho xuất khẩu có vai trò quan trọng hơn: chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước như thế nào cho thích hợp để đáp ứng khoảng trống thị trường thì mới có thể đảm nhận được vai trò cung cấp vốn cho công nghiệp hoá.
Bởi vậy, ngày nay việc mở rộng và phát triển xuất khẩu không chỉ là vấn đề tất yếu mà còn có vai trò quyết định đến quá trình tăng trưởng bền vững của nền kinh tế của một nước. Điều này, càng có vai trò quan trọng hơn đối với các nước đang phát triển trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá nền kinh tế. Vì vậy, việc đưa ra những chính sách khuyến khích xuất khẩu có khả năng khai thác tối ưu những lợi ích của ngoại thương là điều có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước hiện nay.
1.2. Mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường xuất nhập khẩu
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đề ra đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế nói chung, thương mại và dịch vụ nói riêng. Thực hiện đường lối Đổi mới trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu, Nhà nước chú trọng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, tạo điều kiện cần thiết cung ứng thiết bị, vật tư, nguyên liệu, công nghệ cho nền kinh tế quốc dân, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Công tác điều hành nhập khẩu góp phần thúc đẩy (hoặc hạn chế nhập khẩu khi cần thiết), bảo đảm cân đối cung cầu, cân đối tiền hàng, lành mạnh hoá cán cân thanh toán, thực hiện chính sách tiêu dùng và bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, thực hiện các cam kết song phương và đa phương về mở cửa thị trường theo lộ trình phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thành công của Đổi mới trong lĩnh vực lĩnh vực xuất, nhập khẩu bắt nguồn từ đường lối Đổi mới của Đảng, sự lãnh đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quan phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế. Trong 20 năm đổi mới, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách xuất nhập khẩu tập trung vào 4 giai đoạn có tính bước ngặt lớn sau đây:
- Trong thời kỳ 1986-1989, đổi mới nhưng vẫn độc quyền ngoại thương; tăng cường xuất khẩu, giảm nhập siêu.
- Trong thời kỳ 1989-1997, xóa bỏ chỉ tiêu pháp lệnh, xóa bỏ độc quyền ngoại thương, thoát dần ra khỏi cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quản lý theo cơ chế thị trường.
- Trong thời kỳ 1997-2001, tiếp tục đổi mới theo cơ chế thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu, nhập khẩu.