Mục tiêu tổng quát

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 102 - 103)

II. Mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường trong nướ cở Việt Nam giai đoạn 2006

2. Mục tiêu tổng quát

● Tỉ lệ đóng góp của thương mại nội địa trong GDP đến năm 2010 đạt 50- 60%.

● Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng bình quân 16-18%/năm trong giai đoạn 2006-2010, đến năm 2010 đạt 998-1.090 ngàn tỷ đồng, tăng 2-2,3 lần so với năm 2005.

Chỉ số giá tăng giá bán lẻ hàng tiêu dùng thấp hơn mức tăng trưởng GDP hàng năm;

Đến năm 2010, tỷ lệ tiêu dùng của Việt Nam so với GDP đạt khoảng trên 60%, tương đương với tỷ lệ của Malaysia những năm gần đây; Chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam đến năm 2010 bằng 2-2,5 lần so với mức tiêu dùng cá nhân năm 2005.

● Phát triển các hình thức giao dịch, kinh doanh hiện đại như Sở giao dịch hàng hóa, Sàn giao dịch hàng hóa, thương mại điện tử, nhượng quyền kinh doanh, kinh doanh chuỗi. Tỷ trọng bán lẻ hàng hóa qua siêu thị, trung tâm 102

thương mại, cửa hàng tự chọn đạt quảng 40% tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội (tương đương với Trung quốc năm 2005, sau 5 năm gia nhập WTO). Tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ buôn bán thông qua hình thức thương mại điện tử đến năm 2010 chiếm tỷ trọng khoảng 10% trong trong tổng thương mại hàng hóa và dịch vụ.

● Phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại (logistic) nhằm phục vụ tốt cho sản xuất và lưu thông hàng hóa giữa các vùng, miền trong cả nước với chi phí hợp lý, đảm bảo khả năng cạnh tranh.

● Hàng hóa kinh doanh trên thị trường phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, đóng gói và vệ sinh, an toàn thực phẩm; người tiêu dùng được đảm bảo và bảo vệ quyền lợi trong quá trình tiêu dùng hàng hóa.

● Tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững và mở rộng thị phần kinh doanh trên thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta - thực trạng và giải pháp (Trang 102 - 103)