II. Mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường trong nướ cở Việt Nam giai đoạn 2006
3. Mục tiêu cụ thể phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-
3.1. Về chủ thể tham gia thị trường
Trong giai đoạn 2006-2010 các chủ thể tham gia thị trường trong nước phải đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tỷ trọng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội của khu vực doanh nghiệp nhà nước được giữ vững, chiếm khoảng 10% vào năm 2010; Tỷ trọng khu vực doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam ngoài quốc doanh giảm nhẹ, chiếm 74-76%; Tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp vốn FDI tăng đáng kể, chiếm 12-14% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội của cả nước
- Đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung vốn kinh doanh của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam nhằm hình thành và phát triển các nhà sản xuất, nhà phân phối hàng hoá lớn, có tính chuyên nghiệp cao. Trong đó:
+ Các doanh nghiệp nhà nước: tập trung củng cố năng lực sản xuất, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm trong một số lĩnh vực đòi hỏi qui mô vốn đầu tư lớn như sắt thép, xi măng, phân bón, xăng dầu..., làm nòng cốt đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 100% vốn trong nước: nhanh chóng hình thành số lượng và quy mô các nhà phân phối tổng hợp chuyên nghiệp. Xây dựng các kênh phân phối và hình thức phân phối đa dạng, linh hoạt để chiếm lĩnh những địa bàn, thị trường ngách, thị trường đặc thù mà các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp nước ngoài ít có lợi thế để cạnh tranh, khai thác.
- Đối với các doanh nghiệp có vốn FDI: đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước, kích thích sự tham gia đóng góp chung vào sự phát triển của thị trường trong nước. Khuyến khích các doanh nghiệp FDI mở rộng sự liên kết với các nhà sản xuất hàng hóa trong nước, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và miền núi nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở những khu vực này, góp phần xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Tận dụng mạng lưới phân phối quốc tế của các nhà phân phối này đưa hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài, mở rộng sản xuất và xuất khẩu.
- Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế vào hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa, xóa bỏ hoặc đơn giản hóa các điều kiện gia nhập và rút khỏi thị trường đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
3.2. Về kết cấu hạ tầng trong thương mại nội địa
Chợ:
Mục tiêu đặt ra đối với phát triển hệ thống chợ trong giai đoạn 2006 - 2010 là sẽ được đầu tư xây dựng mới theo hướng bổ sung giữa mô hình truyền thống và hiện đại, nhằm tạo nhiều tầng, cấp trao đổi hàng hóa phù hợp với các loại địa bàn khác nhau.
Dự kiến số lượng chợ tăng trung bình 5%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, nâng tổng số chợ trên địa bàn cả nước lên khoảng 11.200 chợ. Đến năm 2010, mật độ chợ đạt 0,33 chợ/10 km2 (tăng 12,5%); số chợ trên 01 phường, xã đạt khoảng 1,2 chợ; số chợ trên 10 ngàn dân đạt 1,25 chợ.
Đối với địa bàn tại các xã, thị tứ ở khu vực nông thôn, miền núi: tập trung đầu tư để gia tăng số lượng chợ có qui mô loại II, loại III để đáp ứng nhu cầu mua bán của dân cư, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa các địa bàn.
Đối với địa bàn các thị trấn, thị xã: tập trung mở rộng và đầu tư xây dựng mới hệ thống các chợ loại I, loại II; hạn chế gia tăng số lượng các chợ có qui mô nhỏ, chợ loại III nhằm thúc đẩy các hình thức mua bán hàng hóa, nông sản với số lượng lớn.
Chợ đầu mối được hình thành dựa trên sự hình thành các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng sản xuất nông sản lớn bảo đảm tốt khâu thu gom, phân luồng hàng hóa và phục vụ tốt hoạt động xuất - nhập khẩu.
Các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng và khai thác chợ được Nhà nước khuyến khích theo hướng xã hội hóa, không phân biệt thành phần kinh tế; Thu hút ngày càng nhiều đối tượng vào tham gia kinh doanh trong hệ thống chợ, đồng thời nâng cao tính chuyên môn hóa của các chủ thể kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống chợ.
Tỷ trọng hàng hóa giao dịch thông qua hệ thống chợ chiếm khoảng 50% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội.
Siêu thị và trung tâm thương mại:
Tập trung củng cố mở rộng và nâng cao chất lượng của hệ thống siêu thị trên cả nước, hình thành nên các trung tâm mua bán đa dạng, hiện đại phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.
- Đến năm 2010, các siêu thị loại I và loại II chiếm tỷ trọng 50% tổng số siêu thị trong cả nước; xóa bỏ các siêu thị không đáp được các tiêu chuẩn phân loại.
- Hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại vươn tới tất cả các thành phố, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu đô chế xuất và một số thị xã, huyện lỵ.
- Đến năm 2010, số lượng hàng hóa và dịch vụ giao dịch thông qua hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại chiếm 40% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội.
- Hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại trở thành xương sống của hệ thống phân phối bản lẻ ở Việt Nam trong giai đoạn tới, đồng thời kích thích phát triển mạnh mẽ các loại hình bán lẻ khác kể cả chợ truyền thống. Hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại sẽ phải gắn liền với các khu vui chơi, giải trí, vừa phục vụ nhu cầu mua sắm, vừa trở thành nơi giao lưu, gặp gỡ và giải trí của người dân.
- Không phân biệt các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh siêu thị và trung tâm thương mại.
Cửa hàng bán lẻ:
- Giai đoạn 2006 – 2010, các cửa hàng bán lẻ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trên các địa bàn nông thôn, miền núi nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán hàng hóa tiêu dùng và tư liệu sản xuất của nhân dân.
- Ở khu vực đô thị, các cửa hàng bán lẻ chuyển hướng tập trung vào kinh doanh các mặt hàng đặc sản, truyền thống tại các khu chuyên doanh phục vụ khách du lịch.
- Tỷ trọng hàng hóa giao dịch thông qua các cửa hàng bán lẻ chiếm khoảng 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội.
- Các đối tượng tham gia kinh doanh chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể có qui mô vốn nhỏ.
Hệ thống kết cấu hạ tầng hỗ trợ thương mại:
- Trong giai đoạn 2006 – 2010, hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng hỗ trợ thương mại bao gồm hệ thống kho, bãi, trung tâm đóng gói, phân loại hàng hóa... để phục vụ tốt cho sản xuất và lưu thông hàng hóa giữa các vùng, miền trong cả nước với chi phí hợp lý, đảm bảo khả năng cạnh tranh.
- Đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại gắn liền với hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... cũng như với các khu vực sản xuất hàng hóa.
- Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hỗ trợ thương mại. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư và tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực này.
Hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại điện tử:
Bên cạnh hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại truyền thống, hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại phi truyền thống như thương mại điện tử sẽ có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới. Hệ thống kết cấu hạ tầng này chủ yếu bao gồm hệ thống máy tính, mạng viễn thông, các thiết bị tin học và các chương trình, phần mềm công nghệ. Từng bước xây dựng và củng cố hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại điện tử để đến năm 2010 đạt được một số mục tiêu cụ thể sau:
- Khoảng 60% doanh nghiệp có qui mô lớn tiến hành giao dịch thương mại điện tử dưới hình thức doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B); Khoảng 80% doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ tiến hành giao dịch thương mại điện tử dưới hình thức doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C) hoặc B2B; Khoảng 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch thương mại điện tử dưới loại hình B2C hoặc người tiêu dùng – người tiêu dùng (C2C).
- Các chào thầu mua sắm của Chính phủ được công bố trên các trang tin điện tử của các cơ quan Chính phủ và ứng dụng giao dịch điện tử trong mua sắm chính phủ.
- Tập trung đầu tư củng cố hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại điện tử thông qua hoạt động đầu tư của khu vực nhà nước và các doanh nghiệp FDI.
3.3. Về cơ chế kinh doanh hàng hoá trên thị trường nội địa
Mục tiêu trong giai đoạn tới là tiếp tục đổi mới cơ chế kinh doanh các loại hàng hoá trên thị trường nội địa theo hướng tự do, minh bạch, rõ ràng và tuân theo các qui luật của thị trường, hạn chế tối đa những can thiệp mang tính
chất hành chính của nhà nước tới hoạt động kinh doanh của các loại hàng hoá trên thị trường nội địa.
Nhóm các loại hàng hoá thông thường, tự do kinh doanh:
Nhóm hàng hóa thông thường bao gồm các loại hàng hóa được phép kinh doanh, lưu thông một cách tự do trên thị trường, không hạn chế về điều kiện kinh doanh nhưng cần phải bảo đảm một số yêu cầu sau:
- Toàn bộ hàng hóa kinh doanh trên thị trường đô thị được kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên.
- Hàng hóa kinh doanh trên các địa bàn khác phải tuân thủ đầy đủ các quy định về chất lượng, đóng gói, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giá cả hàng hóa được quyết định bởi thị trường, đảm bảo hợp lý ở mức cạnh tranh do giảm được các chi phi không cần thiết, trong đó phấn đấu giá cả hàng hóa bán trong các siêu thị, trung tâm thương mại là cạnh tranh nhất.
- Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được quyền kinh doanh, phân phối các loại hàng hóa này trên thị trường và bảo đảm tuân thủ các qui định của pháp luật.
Nhóm các loại hàng hóa cần áp dụng các cơ chế quản lý kinh doanh đặc thù:
Nhóm này bao gồm các loại hàng hóa đặc biệt đòi hỏi những điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù, các hàng hóa có ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, các hàng hóa có ảnh hưởng tới đạo đức, truyền thống văn hóa...
Mục tiêu chung là củng cố, hoàn thiện những qui chế, qui định trong quản lý kinh doanh các mặt hàng này theo hướng đơn giản, thuận tiện, phù hợp với những nguyên tắc hoạt động của thị trường song vẫn phải bảo đảm khả năng kiểm soát của Nhà nước, cụ thể:
- Xăng, dầu: Cơ chế xác định giá bán trong nước do cung – cầu trên thị trường quyết định; Cải tiến cơ chế xác định và áp dụng thuế nhập khẩu để bảo đảm điều tiết hợp lý và kịp thời trước những biến động về giá cả trên thị trường thế giới; Tiếp tục duy trì các điều kiện kinh doanh nhập khẩu để bảo đảm an ninh năng lượng và đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước trong mọi 108
tình huống; Tiến tới việc cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển các cửa hàng bán lẻ trên phạm vi cả nước trên cơ sở đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn phòng cháy chữa cháy, môi trường và qui hoạch của Nhà nước.
- Thuốc chữa bệnh: Xóa bỏ giấy phép nhập khẩu, cho phép các thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu trên cơ sở đáp ứng hệ thống các tiêu chuẩn được công bố và cập nhật thường xuyên nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực này.
Củng cố khâu lưu thông, phân phối thuốc để xử lý tốt được mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà nhập khẩu nhà phân phối, bệnh viện và người sử dụng trong quá trình lưu thông mặt hàng này, xóa bỏ tình trạng thao túng giá cả, thị trường.
Xây dựng và ban hành quy chế, điều kiện kinh doanh bán lẻ thuốc chữa bênh trên cơ sở nâng cao các tiêu chuẩn về trình độ quản lý, chuyên môn của người kinh doanh... để đảm bảo kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc, giá cả trên thị trường.
- Rượu, thuốc lá: Xây dựng quy chế kinh doanh và điều kiện kinh doanh phân phối, bán lẻ để bảo đảm sức khỏe cộng đồng, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Một số mặt hàng khác như văn hóa phẩm, vật phẩm phục vụ nhu cầu giải trí...: Cần xác định cơ chế quản lý, kinh doanh phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
3.4. Về điều tiết vĩ mô của Nhà nước
Cơ chế điều tiết vĩ mô của Nhà nước trên thị trường nội địa phải tuân thủ các nguyên tắc thị trường và gắn liền với điều hành, hỗ trợ xuất – nhập khẩu phát triển.
Bổ sung và hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp luật bao quát mọi hoạt động và hành vi kinh doanh trên thị trường nội địa, bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại trong nước 109
phát triển. Hệ thống pháp lý này phải bảo đảm thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý những vấn đề nảy sinh về tranh chấp, bảo vệ quyền lợi các bên tham gia thị trường...
Trong những giai đoạn nhất định, đối với những mặt hàng cụ thể, Nhà nước có thể sử dụng một số biện pháp hành chính như cấm, hạn chế nhập khẩu, kinh doanh để can thiệp thị trường nhằm bảo đảm sự bình ổn của thị trường trong nước.
Sử dụng các biện pháp kinh tế như thuế, ưu đãi, khuyến khích đầu tư, kinh doanh đối với một số lĩnh vực, mặt hàng cụ thể trong những giai đoạn nhất định.
Bên cạnh các công cụ điều tiết trên, trong thời gian tới nhà nước cần tăng cường sử dụng công cụ thông tin định hướng thị trường đối với cả nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng như thông tin về cung, cầu, giá cả thị trường trong nước và quốc tế, xu hướng sản xuất và tiêu dùng trên thị trường... để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường trong nước.
4. Phương hướng phát triển thị trường trong nước trong thời gian tới
Một là, cần phải nâng cao nhận thức và thống nhất quan điểm trong các
ngành, các cấp về vị trí, vai trò của thị trường và thương mại nội địa đối với phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Có như vậy, các cấp, các ngành mới quan tâm đúng mức tới công tác này và tạo điều kiện (cơ chế, chính sách, tổ chức cán bộ...) cho nó phát triển.
Hai là, phải huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của các thành
phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, xác định rõ vị trí, vai trò của từng loại hình thương nhân trên kênh lưu thông. Khi chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thương mại tư nhân phát triển khá nhanh (cả thể nhân và pháp nhân). Với số lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh đông đảo, năng động, linh hoạt trong kinh doanh, thương mại tư nhân có vai trò quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới bán lẻ đưa hàng công nghiệp tiêu dùng, vật tư