3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY TRONG SÁP NHẬP, MUA BÁN DOANH NGHIỆP
3.1.3. Tính tin cậy của hệ số P/E
Theo lý thuyết, các nhân tố chính quyết định hệ số P/E của một công ty là triển vọng phát triển và rủi ro. Triển vọng phát triển càng sáng sủa thì hệ số P/E càng cao. Ngược lại, rủi ro càng lớn thì hệ số P/E càng thấp.
Trong thực tiễn, không có sự tương quan giữa mức tăng trưởng của thu nhập hiện tại với giá cổ phiếu, hoặc giữa rủi ro và hệ số P/E. Các con số thu nhập của các công ty đơn lẻ (do vậy các hệ số P/E) phản ánh sự ăn khớp và vị trí thuế cũng như chính sách thuế của họ. Những sự không thống nhất có thể trở nên trầm trọng trong giai đoạn lạm phát khi các số liệu thu nhập được tính trên cơ sở chi phí lịch sử sẽ không thể đem so sánh. Các vấn đề chính của hệ số P/E gồm :
• Sự phụ thuộc vào giá cổ phiếu : có hai điểm cần nhớ :
Ý kiến chung của thị trường có thể thay đổi tỷ lệ giá cả và thu nhập cuả một công ty nhanh chóng và trong ngắn hạn, ý kiến có thể có ít liên quan đến tiềm năng dài hạn.
Các hệ số P/E có thể cao hoặc thấp giả tạo, phụ thuộc vào việc công ty có thể so sánh đang ở đâu trong các kỳ báo cáo hoặc thị trường đang nghĩ gì về triển vọng tương lai. Nếu lợi nhuận trước đây của một công ty là thấp, nhưng thị trường tin là sẽ được phục hồi, giá cả sẽ tương đối cao. Với giá cả
cao thì hệ số P/E lịch sử khẳng định hoặc làm tiêu tan các kỳ vọng của thị trường cho đến khi có các kết quả kế tiếp (hoặc những cảnh báo lợi nhuận tiếp theo).
• Các khó khăn trong việc tìm ra các công ty thực sự có thể đem ra so sánh
Do không có hai công ty trong cùng một lĩnh vực hoạt động theo cùng một cách giống nhau, với cơ sở khách hàng giống nhau, các dòng sản phẩm giống nhau, việc so sánh là hầu như không thể. Do vậy các hệ số P/E dựa trên các công ty có thể đem ra so sánh phải luôn luôn được nhìn nhận như sự xấp xỉ gần đúng.
• Sự khác biệt trong cơ cấu vốn