Những thành tựu đạt được và những khó khăn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY TRONG SÁP NHẬP, MUA BÁN DOANH NGHIỆP (Trang 36 - 38)

6. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG SÁP NHẬP, MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

6.1.2.Những thành tựu đạt được và những khó khăn

Trên thế giới, trong 10 năm trở lại đây, hoạt động M&A diễn ra rầm rộ và trở thành cơn sốt ở nhiều nước phát triển và đang phát triển. Tuy với Việt Nam, hoạt động này còn nhiều mới mẻ, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng mừng. Theo số liệu của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC), năm 2005, Việt Nam có 18 vụ sáp nhập với tổng giá trị 61 triệu đôla. Năm 2006, số vụ sáp nhập tăng gần gấp đôi, có 32 vụ với tổng giá trị 245 triệu đôla. Trong nửa đầu năm 2007 đã diễn ra tổng số 46 vụ giao dịch đạt tổng giá trị 626 triệu USD, tăng 200% so với tổng năm 2006 và gấp 15 lần so với cùng kỳ năm 2006.

Những giao dịch M&A điển hình tại Việt Nam : • Daii – chi và Bảo Minh CMG

• HSBC và Techcombank • Quỹ Jaccar và HAGL • Manulife và Chinfon • Bankinvest và AAA • Vinacapital và DHG

• Campina và Vinamilk • Vinamilk và Sài Gòn Milk • BNP và OCB

• ANZ và SSI

• Dragon Capital và REE • Jaccar và Ever Fortune • DVSC và Transeco

• Indochina Capital và Mai Linh

Có được các thành tựu trên do một số nguyên nhân sau :

+ Việc ra đời các luật và nghị định về kinh doanh như Luật doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2006 và Luật chứng khoán 2007 giúp cho thị trường tài chính nói chung và thị trường M&A nói riêng trở nên minh bạch hơn thu hút được nhiều nhà đầu tư cả trong nước lẫn ngoài nước.

+ Hoạt động M&A tuy mới ở Việt Nam nhưng tại nước ngoài, hoạt động này là tương đối phổ biến. Các nhà đầu tư nước ngoài đã quen với các hoạt động M&A tại nước sở tại nên họ sẽ có thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức này.

+ Các giao dịch M&A cũng sẽ là sự lựa chọn tốt cho những nhà đầu tư nước ngoài khi Việt Nam đã bắt đầu mở cửa các lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, ngân hàng và tài chính. Việc phát triển nền kinh tế, đặc biệt là sự trỗi dậy của khu vực tư nhân và sự phát triển của thị trường vốn và tài chính đã tạo động lực cho việc gia tăng hoạt động M&A tại Việt Nam, bao gồm cả những giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công ty trong nước cũng như các giao dịch M&A nội địa giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, là một thị trường non trẻ, hoạt động M&A tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hạn chế về khung pháp lý và nguồn nhân lực.

Khung pháp lý của thị trường mặc dù đã được cải thiện những vẫn chưa hoàn thiện. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp là văn bản pháp lý duy nhất điều chỉnh cả loại hình công ty trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các giao dịch M&A. Liên quan đến người lao động, hiện tại, Bộ Luật Lao Động chỉ có một điều khoản quy định về việc bàn giao người lao động liên quan đến các giao dịch M&A. Điều này khá hạn chế dưới góc độ người sử dụng lao động.

Nguồn nhân lực của thị trường M&A còn thiếu. Thêm vào đó, các công ty thực hiện hoạt động này phải chịu sự cạnh tranh với rất nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính chứng khoán khác nên chất lượng người lao động trong ngành này – nhất là lao động chất lượng cao còn yếu và chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY TRONG SÁP NHẬP, MUA BÁN DOANH NGHIỆP (Trang 36 - 38)