Một số giải pháp phát triển thị trường sáp nhập, mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY TRONG SÁP NHẬP, MUA BÁN DOANH NGHIỆP (Trang 38 - 40)

6. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG SÁP NHẬP, MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

6.3. Một số giải pháp phát triển thị trường sáp nhập, mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam

nghiệp tại Việt Nam

Tăng tính cạnh tranh của thị trường M&A :

Tăng tính cạnh tranh của thị trường M&A bằng cách tăng nhu cầu nội tại của thị trường. Nhu cầu này được bắt nguồn từ cả phía cung lẫn phía cầu và dần dần biến đổi và phát triển về chất. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là động lực để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều sâu và chiều rộng. Doanh nghiệp nào tốt sẽ tồn tại, phát triển, doanh nghiệp nào chưa tốt sẽ bị phá sản, thôn tính...Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tất yếu hình thành nhu cầu mua, bán, sáp nhập, liên doanh,

liên kết giữa các doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn. Đây chính là nền tảng để thị trường M&A phát triển. • Xây dựng, phát triển và hoàn thiện khung pháp lý về M&A

Khung pháp lý về M&A cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên các khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A. Trong khi đó, các vấn đề về mặt nội dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa bởi vì hoạt động M&A còn có nhiều nội dung liên quan đến định giá doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, người lao động, thuế, phí... của doanh nghiệp trong và sau quá trình M&A. Khung pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.

Phát triển kênh kiểm soát thông tin cũng như tính minh bạch của thông tin trong hoạt động M&A.

Trong hoạt động M&A, thông tin là rất quan trọng và cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Thông tin không được kiểm soát và không minh bạch có thể gây thiệt hại cho cả bên mua, bên bán và làm giảm năng lực thị trường. Thị trường M&A, cũng như các thị trường khác, hoạt động có tính dây chuyền. Nếu một vụ M&A lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối, hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì nó có thể ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác.

Phát triển nguồn nhân lực thị trường M&A:

Nhân lực bao giờ cũng là yếu tố mấu chốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và của các thị trường tài chính trong đó có thị trường M&A. Thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều

chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... cũng như cần nhiều người có thể thực hiện tốt các thương vụ. Do đó, cần có những chương trình đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho cả bên mua, bên bán, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY TRONG SÁP NHẬP, MUA BÁN DOANH NGHIỆP (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w