II. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC
11. Giải pháp khắc phục về vốn, công nghệ, lao động và thị trường
công nghệ, luyện kim.
Tạo lập đồng bộ các loại thị trường: Không chỉ chú trọng phát triển thị trường tư liệu sản xuất, thị trường hàng tiêu dùng mà còn phải chú trọng phát triển thị trường công nghệ, thông tin, tài chính, ngân hàng, đặc biệt là thị trường chứng khoán, và thị trường nguồn lao động.v.v.
Hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô: Như là tăng tiềm lực và lành mạnh hoá nền tài chính của địa phương, kiềm chế lạm phát, nâng cao năng lực quản lý kinh tế thị trường của các cấp, các ngành tại địa phương.
10. Quá trình đổi mới và sắp xếp phải tiến hành khẩn trương, đồng bộ,cần phải được triển khai sâu rộng đến từng địa bàn của tỉnh. cần phải được triển khai sâu rộng đến từng địa bàn của tỉnh.
Không chỉ thực hiện việc đổi mới và sắp xếp về công nghệ mà quên cơ chế quản lý và điều hành doanh nghiệp Nhà nước. Mặt khác phải triển khai tại tất cả các doanh nghiệp, chứ không chỉ tập chung ở một số doanh nghiệp trọng điểm và nằm trên địa bàn thị xã mà tất cả các địa bàn huyện lỵ.
11. Giải pháp khắc phục về vốn, công nghệ, lao động và thị trường chodoanh nghiệp. doanh nghiệp.
11.1. Giải pháp về huy động vốn và công nghệ.
Đa phần các doanh nghiệp Nhà nước do Bắc Cạn quản lý đều có quy mô nhỏ, không có khả năng tự huy động vốn và công nghệ. Vốn của doanh nghiệp “sống” trong thời kỳ bao cấp quá ít, cơ chế phân phối lợi nhuận còn sử dụng khấu hao không tạo thuận lợi cho việc tích tụ vốn, cơ chế cấp bổ xung vốn rất hạn chế nên doanh nghiệp thường đứng trong tình trạng thiếu vốn, gây khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, khả năng cạnh tranh kém. Do đó, để đẩy nhanh quá trình đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì tỉnh Bắc Cạn cần phải có những chính sách
ưu đãi về vốn, mặt khác trong giai đoạn từ nay đến 2010 tỉnh Bắc Cạn cần phải tăng tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách của địa phương cho các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý, ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng vốn cho vay ưu đãi dài hạn với lãi xuất hợp lý.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể huy động vốn từ bán khoán, cổ phần hoá, khi đó tỉnh cần có những quy chế cụ thể để doanh nghiệp có thể sử dụng ngay và có hiệu quả nguồn vốn này.
Tích cực cải cách cơ chế, thủ tục xét duyệt và cấp phép đầu tư theo hướng tập trung một đầu mối để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý.
Thu hút vốn từ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho các doanh nghiệp Nhà nước, điển hình là dự án trồng rừng của tổ chức liên minh Châu ÂU phối hợp cùng với Lâm trường Bạch Thông, hay là dự án cấp nước sạch cho đồng bào vùng cao của tổ chức UNESCO phối hợp và liên doanh với công ty cấp thoát nước Bắc Cạn.
Sau khi giúp doanh nghiệp khắc phục được tình trạng thiếu vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, thì tỉnh cần phải khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư để thay thế các trang thiết bị cũ, lạc hậu bằng các công nghệ mới hiện đại nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.
Tại Bắc Cạn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đều có quy mô vừa và nhỏ, dây chuyền sản xuất cũ kỹ và lạc hậu (công ty khai thác khoáng sản Bắc Cạn), do đó về trước mắt tỉnh cần phải hỗ trợ những doanh nghiệp này đổi mới dây chuyền sản xuất bằng cách tăng thêm vốn cho doanh nghiệp trong vòng 1 hoặc 2 năm tới.
Vấn đề nguồn lao động là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý, mặc dù tỉnh có nguồn lao động rồi rào nhưng trình độ lại không cao. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần phải tập chung đào tạo nguồn lao động bằng cách xây dựng các trung tâm, các trường dậy nghề ngay tại địa phương. Để giải quyết tốt vấn đề lao động cho doanh nghiệp Nhà nước, tỉnh cần phải có những chính sách hợp lý, ưu tiên người có trình độ học vấn, chuyên môn.
11.3. Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.
Hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý đang gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm tại địa phương và yếu đuối trong việc tìm kiếm thị trường trong nước và nước ngoài. Trước thực trạng đó tỉnh cần phải có nhưng giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp tiêu thụ tốt sản phẩm.
Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm tại địa phương, tỉnh cần có những chính sách ưu tiên các sản phẩm của các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý bằng cách giảm thuế, khoanh vùng tiêu thụ, đồng thời có biện pháp quản lý nguồn hàng từ nơi khác đến, xử lý nghiêm khắc những hoạt động buôn lậu, làm hang giả, kinh doanh trốn lậu thuế, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Đối với thị trường trong nước, trước tiên các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm thị trường, phải mở rông liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác. Còn tỉnh sẽ phối hợp với các tỉnh bạn nhằm giúp đỡ thị trường tiêu thụ. Mặt khác duy trì và phát triển các mặt hàng xuất khẩu.