KINH NGHIỆM VỀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Bắc Cạn quản lý trong giai đoạn 2001 – 2010. (Trang 31 - 36)

NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG CẢ NƯỚC. 1. Đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở Hà Nội. 17

Khác với các địa phương, Hà Nội là thành phố lớn nên quy mô về cơ cấu kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước lớn, có nhiều loại hình doanh nghiệp Nhà nước hoạt động, cho nên quá trình đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước rất phức tạp. Ta có thể khái quát tình hình thực hiện công cuộc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tại Hà Nội trong thời gian qua như sau:

Thực hiện Quyết định số 1021/QĐ-TTg ngày 1/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai công tác đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước đóng trên toàn địa bàn. Trong tổng số 879 doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn thì thành phố Hà Nội quản lý 328 doanh nghiệp. Và trong năm 1997, thành phố Hà Nội đã thực hiện sáp nhập

10 doanh nghiệp hoạt động yếu kém vào các doanh nghiệp Nhà nước khác, đổi tên cho 16 doanh nghiệp, bổ xung chức năng nhiệm vụ cho 76 doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi cơ quan quản lý cho 8 doanh nghiệp; ra quyết định thành lập mới một doanh nghiệp Nhà nước công ích, chuyển 9 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sang hoạt động công ích, thực hiện giải thể 2 doanh nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi. Trong năm 1998 Hà Nộ đã cổ phần hoá được 30 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ là 132,262 tỷ đồng, sáp nhập 6 doanh nghiệp Nhà nước vào các doanh nghiệp khác.v.v.. Từ năm 1999 đến 2005 Hà Nội đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước tại địa phương. Nhìn chung, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội quản lý sau khi được đổi mới và sắp xếp lại đều hoạt động hiệu quả, các doanh nghiệp nhanh tróng chuyển đổi mô hình, thích nghi với cơ chế thị trường, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động, thực hiện đày đủ nghĩa vụ và nộp ngân sách cho Nhà nước. Các doanh nghiệp điển hình như Công ty Sứ Thanh Trì, Công ty giầy Thượng Đình.v.v.

Như vậy, với hệ thống doanh nghiệp Nhà nước rộng lớn và phức tạp, nhưng Hà Nộ vẫn thực hiện tốt công cuộc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, bằng những giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất là thành phố Hà Nội đã vạch ra chiến lược và kế hoạch cụ thể nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng phát triển khi thực hiện đổi mới và sắp xếp.

Thứ hai là thành phố luôn luôn quán triêt chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc phải đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.

Thứ ba là thành phố xây dựng một bộ phận quản lý và tư vấn cho các doanh nghiệp bằng việc đưa cán bộ đi bồi dưỡng thêm về chuyên môn, thuê các chuyên gia nước ngoài.

Thứ tư là do thành phố là thủ đô, là trung tâm kinh tế, văn hoá lớn của cả nước cho nên dễ dàng huy động mọi nguồn lực từ xã hội.

2. Đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở Nam Định.18

Sau 7 năm tiến hành đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, Nam Định đã hoàn thành cơ bản bộ khung cho hệ thống doanh nghiệp địa phương, chuyển đổi hình thức hoạt động từ bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường. Có thể nói công cuộc đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước ở Nam Định đã tạo ra những đổi mới tích cực trong nhận thức quản lý của những người đứng đầu doanh nghiệp, xoá bỏ được tư tưởng ỷ lại trông trờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và doanh nghiệp, đa dạng hoá các hình thức sở hữu doanh nghiệp, giải quyết việc làm và từng bước tăng thu nhập cho người lao động, huy động được nguồn vốn trong xã hội vào sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước ở Nam Đinh thì hầu hết các doanh nghiệp đều được xử lý tài chính (tài sản không cần dùng, thanh lý, hàng hoá tồn kho kém phẩm chất, hư hỏng, nợ phải thu khó đòi), bình quân 49 doanh nghiệp đổi mới và sắp xếp lại, giá trị phần vốn Nhà nước được đánh giá lại tăng lên 4% so với giá trị trên sổ sách. Tổng vốn điều lệ của các doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới và sắp xếp là 219 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 1 tỷ đồng là 24 doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng là 15 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 10 tỷ đồng trở lên là 3 doanh nghiệp, tỷ trọng cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp là chiếm 70% vốn điều lệ, cổ đông ngoài doanh nghiệp chiếm xấp xỉ 10% vốn điều lệ. Ngoài ra, nhờ đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước mà các doanh nghiệp ở Nam Định đã huy động được trên 117 tỷ đồng của người lao động trong doanh nghiệp, của cá nhân, tổ chức xã hội vào doanh nghiệp, đồng thời Nhà nước thu trên 30 tỷ đồng để hỗ trợ giải quyết chế độ cho người lao động, đầu tư trở lại cho các doanh nghiệp Nhà nước, vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp luôn luôn tăng trưởng, thu

được cổ tức nhờ hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động theo điều lệ luật doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã manh dạn chủ động tăng vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư, máy móc công nghệ hiện đại, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhìn chung ở Nam Đinh các doanh nghiệp Nhà nước sau khi đổi mới và sắp xếp đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, quá trình đã giúp cho các doanh nghiệp thay đổi cả về chất và lượng. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, sau khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước, thì hầu hết các doanh nghiệp đều có sự phát triển (vốn điều lệ tăng, doanh thu tăng, nộp thuế tăng, thu nhập của người lao động tăng); Các doanh nghiệp tự chủ sản xuất kinh doanh, chủ động hội nhập cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Giảm bớt sự can thiệp của cơ quan Nhà nước vào doanh nghiệp, nhận thức đúng vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể.

Để đạt được những thành tựu kinh tế, các cấp các ngành trong tỉnh đã có nhiều giải pháp chủ đạo nhằm giúp các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng và nền kinh tế địa phương nói chung gặt hái được nhiều thành công trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy mà các phương pháp sau đay được xem là lời giải cho bài toán về sự đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở Nam Định trong thời gian qua.

Tỉnh rất chú trọng và quan tâm đến công tác học tập, nghiên cứu, tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về sắp xếpvà đổi mới doanh nghiệp.

Chấn chỉnh lại đội ngũ lãnh đạo từ cấp địa phương đến cấp cơ sở, từ ban giám đốc doanh nghiệp cho đến cán bộ công nhân viên và người lao động, giúp họ nhận thức đúng vấn đề về đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước. Đặc biệt phải coi việc đổi mới và sắp xếp là biện pháp tất yếu.

Phải lựa chọn ban chỉ đạo sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, nắm rõ chế độ chính sách, đồng thời sâu sát đến từng doanh nghiệp, nắm bắt những thuận lợi, khó khăn và xử lý tại chỗ những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.

Cuối cùng là phải sử dụng tốt các hình thức đổi mới và sắp xếp. Phải kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội của địa phương.

3. Đổi mới và sắp xếp lại một số doanh nghiệp Nhà nước ở Bộ CôngNghiệp.19 Nghiệp.19

Trong giai đoạn từ 2003 đến 2005, Bộ công nghiệp đã đạt được nhiều thành quả trong lĩnh vực đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần TW3 và TW9 khoá IX. Những thành quả mà Bộ công nghiệp đạt được là: Giải thể được 3 công ty là công ty Nhựa Việt Nam, Da - Giầy Việt Nam, Sành sứ - thuỷ tinh. Sáp nhập Tổng công ty Đá quý và Vàng Việt Nam vào Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Tổ chức sắp xếp lại Tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam thành tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. Quá trình cổ phần hoá ở Bộ công nghiệp cũng đạt được những kết quả khả quan, từ năm 1992 đến tháng 8 năm 2005 Bộ công nghiệp đã cổ phần hoá được 256 doanh nghiệp trong đó có 146 doanh nghiệp và 110 bộ phận doanh nghiệp. Để làm tốt công tác đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Bộ công nghiệp cũng phải có những giải pháp phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp Nhà nước. Thứ hai là Bộ công nghiệp mạnh dạn đẩy nhanh quá trình đổi mới và sắp xếp, đồng thời hoạch định chiến lược và phương hướng cụ thể cho doanh nghiệp sau khi được đổi mới và sắp xếp. Thứ ba là phải tạo dựng sự liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà nước, giữa giám đốc với người lao động.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP LẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC TỈNH BẮC

KẠN GIAI ĐOẠN 2001 – 2010.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Bắc Cạn quản lý trong giai đoạn 2001 – 2010. (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w