II. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ
3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển doanh nghiệpNhà nước do
vốn, công nghệ, nguồn lao động, thị trường tiềm năng.v.v., mà các doanh nghiệp còn tự chủ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, kích thích tốc độ phát triển của kinh tế địa phương, đóng góp vào ngân sách của trung ương năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, mặc dù số lượng doanh nghiệp ra tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể tăng qua các năm, nhưng so với mặt bằng chung của đất nước kết quả đó vẫn còn thấp, bởi vì với điều kiện không thuận lợi cho nên địa phương vẫn chưa thể khai thác và sử dụng hết tiềm năng của doanh nghiệp Nhà nước. Do đó Bắc Cạn cần phải tiếp tục đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn tiếp theo 2006 – 2010, nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và tận dụng, sử dụng mọi nguồn lực của doanh nghiệp.
3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển doanh nghiệp Nhà nước dotỉnh Bắc Cạn quản lý. tỉnh Bắc Cạn quản lý.
Kể từ năm 1997 đến nay, doanh nghiệp Nhà nước do Bắc Cạn quản lý đã hình thành và phát triển qua hai giai đoạn.
Từ năm 1997 đến năm 2000, là một tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển, do tính đặc thù của tỉnh mới tái lập, nền kinh tế hoạt động nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp, cho nên trong giai đoạn này tỉnh Bắc Cạn chủ yếu tập chung
xây dựng và củng cố lại nền kinh tế địa phương, phát triển kinh tế nhiều thành phần là mục tiêu chính của tỉnh, trong đó hệ thống doanh nghiệp Nhà nước là một bộ phận của nền kinh tế địa phương sẽ được ưu tiên tập chung phát triển cả về số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên khả năng có hạn của tỉnh, điều kiện của địa phương chưa cho phép các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý phát triển và hoạt động mang lại hiệu quả. Chính vì vậy hệ thống doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh trong giai đoạn này rất phức tạp, kinh doanh sản xuất không mang lại hiệu quả, quy mô và cơ cấu kinh tế của các doanh nghiệp còn nhỏ, đa phần các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý đều gặp khó khăn về vốn, công nghệ, lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác hệ thống doanh nghiệp lại hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:
Khối các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích: Điển hình là 3 doanh nghiệp sau Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ; Công ty quản lý đô thị - thị xã Bắc Cạn; Công ty Dịch vụ nông nghiệp – PTNT, hoạt động kém hiệu quả, không mang lại lợi ích kinh tế, trong khi nguồn vốn kinh doanh ít, không bảo đảm được việc làm cho người lao động tại địa phương, tư duy quản lý lạc hậu, không có sự liên kết giữa người lao động với ban giám đốc công ty.
Bảng số 11: Công ty quản lý đô thị - Thị xã Bắc Cạn.33
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
1997 2000
Tổng nguồn vốn kinh doanh (NVKD) 900 3.180
Vốn ngân sách cấp 723 2.580
Vốn bổ sung 177 600
Tổng doanh thu 430 1.034
Kết quả kinh doanh 48 105
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 5% 8%
Tỷ suất lợi nhuận/NVKD 5% 32%
Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách 105 926
Khối doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong hai năm 1997 và năm 1998, đa số doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý đều làm ăn thua lỗ, có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do Bắc Cạn mới được tái lập tỉnh, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn về vốn, về công nghệ, về cơ sở hạ tầng, về trình độ và chuyên môn của nguồn lao đông.v.v., đã tác động rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khối các lâm trường quốc doanh: Bắc Cạn là tỉnh miền núi vùng cao, nền kinh tế chủ yếu là nông lâm ngư nghiệp, vì vậy quy mô của các doanh nghiệp rất nhỏ, chỉ tiêu phát triển kinh tế thấp, năng xuất lao động không cao, quy trình hoạt động sản xuất rời rạc, tự phát.
Bảng số 12: Chỉ tiêu phát triển của Lâm trường Chợ Đồn.34
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
1997 2000
Tổng nguồn vốn kinh doanh (NVKD) 788 1.980
Vốn ngân sách cấp 314 432
Vốn bổ sung 92 178
Vốn tạo rừng 35 70
Tổng doanh thu 1.120 3.690
Kết quả kinh doanh 189 305
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 4% 8%
Tỷ suất lợi nhuận/NVKD 11% 24,6%
Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách 305 747
Từ năm 2001 đến năm 2005, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý đều đổi mới và sắp xếp lại. Nhìn chung các doanh nghiệp Nhà nước sau khi đổi mới và sắp xếp lại, phát triển rất nhanh cả về quy mô lẫn số lượng. Đặc biệt là vốn và công nghệ, các doanh nghiệp Nhà nước do Bắc Cạn quản lý đã tự chủ động về tài chính, thu hút được nhiều vốn đầu tư; đến nay trong tổng số 26 doanh nghiệp Nhà nước thì có 5 doanh nghiệp hoạt động công ích, 21 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói, Bắc Cạn là tỉnh mới tái lập, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm vươn lên của dân tộc Bắc Cạn nói chung và của bộ phận doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đã tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế xã hội tại địa phương trong giai đoạn tiếp theo 2006 – 2010.