II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP LẠI DOANH
3. Quy chế pháp lý và quy trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp
3.1. Quy chế pháp lý về các hình thức đổi mới và sắp xếp lại doanh
Nhà nước.14
Công tác sáp nhập doanh nghiệp Nhà nước phải do người có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp quyết định. Sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp bị sáp nhập phải xoá tên, còn doanh nghiệp tiếp nhận sáp nhập sẽ giữ nguyên tư cách pháp nhân nhưng phải đăng ký bổ sung về vốn điều lệ mới và sự thay đổi ngành nghề.
Công tác thành lập doanh nghiệp và Tổng công ty Nhà nước phải bao gồm:
Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp. Đề án thành lập doanh nghiệp.
Mức độ vốn điều lệ và ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính về nguồn và mức vốn điều lệ được cấp.
Dự thảo điều lệ doanh nghiệp.
Kiến nghị về hình thức tổ chức doanh nghiệp.
Ý kiến bằng văn bản của bộ quản lý ngành đối với các ngành nghề kinh doanh chính và giấy phép hành nghề đối với một số ngành nghề đòi hỏi phải có giấy phép theo quy định của pháp luật.
Bản thuyết trình về các giải pháp bảo vệ môi trường.
Ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về quyền sử dụng đất. Giải thể và phá sản daonh nghiệp Nhà nước phải do người đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước quyết định đó là Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng quản lý ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Người quyết định giải thể doanh nghiệp Nhà nước phải lập hội đồng giải thể.
Quá trình chia tách doanh nghiệp phải do người có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp quyết định, nếu việc chia tách doanh nghiệp dần đến thay đổi mục tiêu nhành nghề kinh doanh, vốn điều lệ thì doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký lại hoặc đăng ký kinh doanh bổ xung.
Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước. Bao gồm:
Đại hội công nhân viên chức tham gia vào quản lý doanh nghiệp Nhà nước, quyết định các vấn đề như kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án huy động vốn.v.v., đậi hội công nhân viên chức phải thể hiện tính dân chủ, làm chủ tập thể người lao động.
Hội đồng xí nghiệp là cơ quan đại diện cho đại hội công nhân viện chức thực hiện chức năng giám sát giám đốc chấp hành nghị quyết đại hội công nhân viên chức.
Ban thanh tra công nhân là một tổ chức trong doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện quyền kiểm tra của công nhân viên trên các mặt.
Giám đốc doanh nghiệp vừa đại diện cho Nhà nước, lại vừa đại diện cho công nhân viên. Giám đốc được quyền quyết định cao nhất
Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước. Phải xá định rõ
Đối tượng và phạm vi áp dụng. Giá trị của doanh nghiệp Nhà nước. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
Nguyên tắc và điều kiện để giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Được quy định tại Nghị định số 44/CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.