ở địa phương và các cơ sở đào tạo để mỗi HSSV khi nhập học đều nắm vững chủ trương này của chính phủ.Các trường đào tạo trong tuần lễ sinh hoạt còng dân đầu năm, đầu khoá mời đại diện chi nhánh NHCSXH và Sở Lao động và Thương binh xã hội địa phương đến trao đổi và giải đáp thắc mắc về tín dụng chính sách tín dụng đào tạo đối với HSSV.
- Phối hợp với NHCSXH sớm ban hành phần mềm kết nối thông tin để kiểm soát đồng vốn, thống kê dơ nợ, tránh thất thu vốn. Gắn kết thời điểm HSSV ra trường, kết quả học tập, rèn luyện và thời gian thu hồi nợ của NHCSXH. Huy động các nhà doanh nghiệp, nơi HSSV làm việc nhập cuộc, tuyên truyền, nâng cao nhận thức.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình tín dụng đào tạo và vấn đề thu hồi vốn, xây dựng mục trao đổi về vấn đề tín dụng đào tạo của HSSV để giải đáp và truyền thông.
3.3.4. Đối với liên ngành Giáo dục và đào tạo, Lao động thương binh và xã hộivà Ngân hàng Chính sách xã hội. và Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách về tín dụng đối với HSSV, hoàn thiện quy trình tổ chức xác nhận vay vốn của nhà trường và Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường cho đối tượng được vay, nghiên cứu bổ sung các quy định liên quan đến chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.
- Phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin giữa các trường đào tạo, NHCSXH, chính quyền địa phương để thực hiện đơn giản, gọn nhẹ thủ tục vay và thuận lợi cho việc giám sát sử dụng vốn vay tín dụng và đào tạo của HSSV.
- Cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu trong tổ chức vay vốn tín dụng đào tạo để tránh những sai sót, sai phạm, gây khó khăn cho người vay hoặc làm không đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước gây dư luận không tốt trong xã hội.
- Thống nhất và ban hành mẫu giấy cam kết của HSSV cam kết cùng với gia đình trả nợ vay tín dụng và lãi sau khi ra trường có việc làm.
- Có thông báo thông tin về tín dụng đào tạo trong năm học mới đến các Sở, trường đại học, cao đẳng, TCCN. dậy nghề và các trường THPT, THCS.
3.3.5. Kiến nghị với chính quyền địa phương
Chỉ đạo Ban đại diện HĐQT tại địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng chính sách đối với HSSV và các đối tượng chính sách khác đúng với chủ trương chính sách của Chính phủ. Với cơ cấu bộ máy tổ chức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp thành phố, quận, huyện theo đúng quy chế tổ chức và hoạt động.
- Đồng thời có biện pháp củng cố và nâng cao vai trò của Ban xoá đói giảm nghèo và các tổ chức tương hỗ từ đó hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể là:
Trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng đối với toàn bộ hệ thống chính trị địa phương về công tác XĐGN, xem đây chính là động lực phát triển xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Thứ hai: Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với các đoàn thể định kỳ lập danh sách hộ gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn theo hướng dẫn của Bộ lao động và thương binh xã hội để khi xác nhận được nhanh chóng, đúng đối tượng.
Thứ ba: Chỉ đạo việc công khai thông tin các hộ gia đình được xét vay vốn tín dụng đào tạo ở địa phương để người dân giám sát
Thứ tư: Gắn trách nhiệm của những cán bộ có liên quan đến hoạt động NHCSXH (đặc biệt là cán bộ hội, đoàn thể) với công tác cho vay và thu nợ bằng cách: Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, quy định, quy chế của NHCSXH Trung ương, cần tham mưu cho UBND thành phố, Ban đại diện HĐQT NHCSXH thành phố ban hành Văn bản hướng dẫn cho các đơn vị quận, huyện, xã, phường
và các cá nhân có liên quan thực hiện. Đặc biệt chú ý: Xây dựng cơ chế quản lý điều hành theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, tạo sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện; loại bỏ những cản trở, phiền hà trong công tác cho vay.
Thứ năm: Ban hành các quy chế quản lý và phân định trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và từng cá nhân và quy chế về phối kết hợp giữa các cá nhân trong cùng bộ phận, giữa các bộ phận trong cùng đơn vị trong việc quản lý nguồn vốn cho vay XĐGN.
- Đối với các cán bộ XĐGN, cán bộ hội, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, chủ dự án phải phân định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ, gắn quyền lợi đi đôi với trách nhiệm.
-Nhiều ý kiến đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện nghiêm túc rà soát chặt chẽ đối tượng vay vốn; kiểm tra, giám sát việc xác định đối tượng vay, sử dụng khoản vay để đảm bảo đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, tổ chức thu hồi nợ vay đến hạn để có nguồn tiếp tục cho vay…
Công tác kiểm tra giám sát cần tiếp tục được duy trì mỗi học kỳ, đảm bảo giám sát việc thực hiện chương trình đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng đúng mục đích... -Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo tất cả các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên cả nước thông báo cụ thể về Chương trình này đảm bảo từ năm học này không một học sinh nào thuộc diện thụ hưởng chương trình nhưng không biết về chương trình.
Trong thời gian tới các địa phương, trường học và ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến quy trình, thủ tục, biểu mẫu hóa các đơn từ, mẫu xác nhận để thực hiện tốt hơn chính sách cho vay học sinh, sinh viên. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương và ngân hàng triển khai mạnh hơn việc cho vay đối với học sinh, sinh viên nghèo học nghề. Chi nhánh Ngân hàng CSXH có biện pháp theo dõi việc làm của các cháu sau khi ra trường để thu hồi nợ, tiếp tục cho vay với các học sinh khác. Đồng thời, ngân hàng chuẩn bị các nguồn lực đáp ứng yêu cầu mới. Bởi sau khi thành phố điều chỉnh tiêu chí hộ nghèo, nâng chuẩn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng lên, diện học sinh,
sinh viên nghèo được vay vốn nhiều hơn. Làm tốt công tác cho vay học sinh, sinh viên nghèo là góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ có chất lượng phục vụ xây dựng và phát triển thành phố, đất nước.
- để tạo lập nguồn vốn cho HSSV vay, ngoài nguồn vốn từ Trung ương, các địa phương cần trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi Ngân sách để tăng nguồn vốn cho vay số HSSV thuộc địa bàn mình đang theo học ở các trường, sau đó chuyển vốn sang NHCSXH để cho vay .
Tăng cường chỉ đạo để đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng, đồng thời thường xuyên quan tâm hơn nữa đến hoạt động giao dịch tại xã của NHCSXH nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, đảm bảo thu hồi vốn đạt kết quả cao.
3.3.6. Kiến nghị với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
- Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa trong việc bố trí, điều chuyển nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân.
-Thực tế vẫn có ngân hàng có nguyện vọng tham gia vào chương trình này, nhất là các lĩnh vực đào tạo liên quan đến ngân hàng, y tế... và đề nghị Ngân hàng Chính sách và Bộ Tài chính cần bàn thảo sâu về vấn đề này, tạo điều kiện để thêm ngân hàng tham gia, góp phần xã hội hóa trong thực hiện Chương trình.
- Công tác quản lý, giám sát sử dụng vốn cũng như tổ chức thu hồi nợ đến hạn là một thách thức lớn đối với Chương trình cần có sự đánh giá kỹ, bàn biện pháp để có thể thu hồi vốn cho Nhà nước và có nguồn để cho vay quay vòng.
KẾT LUẬN
Qua 3 năm thực hiện Chương trình tín dụng đối với Học sinh sinh viên theo QĐ 157/2007/QĐ-TTg trên địa bàn Tỉnh Nghệ An đến nay đã đạt được kết quả ấn tượng, toàn diện, khẳng định chủ trương, chính sách thành lập NHCSXH để thực hiện kênh tín dụng chính sách cho HSSV và các đối tượng chính sách khác là đòi hỏi khách quan, phù hợp với thực tế đất nước. Chương trình cho vay HSSV là chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ, việc triển khai cho vay HSSV được tập trung vào một đầu mối là NHCSXH là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, được NHCSXH thực hiện đúng chế độ, chính sách và có phương pháp phù hợp đã đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Chương trình tín dụng đối với HSSV là chương trình có tính chất xã hội hóa cao từ khâu xét duyệt cho vay đến khâu thu hồi nợ, đối tượng thụ hưởng rộng, thời gian dài trong khi nguồn lực của Nhà nước có hạn. Để nguồn vốn thực sự phát huy hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro, tăng nhanh vòng quay vốn giúp cho nhiều thế hệ HSSV nghèo, hoàn cảnh khó khăn được thụ hưởng đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, hộ gia đình và HSSV, người trực tiếp sử dụng tiền vay cũng như những người được hưởng lợi từ Chương trình phải cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát sử dụng vốn vay và đặc biệt là trách nhiệm trả nợ tiền vay đầy đủ đúng hạn như đã cam kết với ngân hàng.
Với nỗ lực của bản thân ngân hàng cùng với sự ủng hộ của các cấp Chính quyền địa phương và toàn dân, NHCSXH Tỉnh Nghệ An đã giúp cho hàng ngàn hộ nghèo thoát khỏi ngưỡng nghèo, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của Tỉnh nhà. Tuy nhiên, để Ngân hàng Chính sách xã hội Nghệ An phát triển bền vững thì công tác nghiên cứu các giải pháp tăng cường quản lý tín dụng cho học sinh sinh viên là việc làm cần thiết.
Luận văn đã khái quát được các vấn đề lý thuyết về quản lý tín dụng đối với HSSV, đối chiếu vào hoạt động cụ thể của NHCSXH Tỉnh Nghệ An, đánh giá chất lượng tín dụng đối với HSSV tại ngân hàng, qua đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH Tỉnh
Nghệ An. Mô hình NHCSXH là một mô hình ngân hàng mới ở Việt Nam, tín dụng đối với HSSV mang tính đặc thù, không đơn giản về cả lý thuyết và thực tiễn, vừa mang tính thời sự lại vừa mang tính lâu dài. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, những người quan tâm đến vấn đề này để đề tài được tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Phó Giáo sư - Tiến sỹ Ngô Thắng Lợi, các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành luận văn này