TỈNH NGHỆ AN.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 63 - 67)

3.1 Quan điểm, mục tiêu tăng cường quản lý tín dụng cho học sinh sinh viêncó hoàn cảnh khó khăn có hoàn cảnh khó khăn

3.1.1 Quan điểm về tăng cường quản lý tín dụng cho học sinh sinh viên có hoàncảnh khó khăn. cảnh khó khăn.

 Bảo đảm tính công bằng trong tiếp cận vốn vay

Mục đích của chương trình tín dung HSSV có hoàn cảnh khó khăn là không để bất cứ HSSV nào phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Vì vậy NHCSXH cần phối hợp với hệ thống các đơn vị ủy thác, tổ TK&VV tuyên truyền, phổ biến cho các hộ thuộc đối tượng được vay vốn biết và tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này.

 Bảo đảm tính hiệu quả trong tiếp cận vốn vay

Chính sách tín dụng học sinh sinh viên là để hỗ trợ cho học sinh sinh viên thuộc đối tượng là hộ mồ côi, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về tài chính. Và vốn vay này sử dụng để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt.

 Bảo đảm tính minh bạch, công khai trong tiếp cận vốn vay

Nguyên tắc xác định đối tượng được tiếp cận vốn vay HSSV là đảm bảo tính chính xác, dân chủ, công bằng, công khai và có sự tham gia bình xét của người dân.

 Bảo đảm tính liên kết các bên trong thực hiện chương trình vay vốn

Để chương trình tín dụng HSSV phát huy tính nhân văn và ý nghĩa xã hội sâu sác cần thiết phải có sự phối hợp của các bên liên quan trong thực hiện chương trình vay vốn.

3.1.2 Mục tiêu và chỉ tiêu tăng cường quản lý tín dụng cho học sinh sinh viêncó hoàn cảnh khó khăn. có hoàn cảnh khó khăn.

Đây là mục tiêu bao trùm và quan trọng nhất của chương trình. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình tín dụng chính sách mà Chính phủ giao, NHCSXH tỉnh sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, phối hợp tốt với các Sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương cấp huyện, xã để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng HSSV hàng năm. Các chỉ tiêu cụ thể:

- Về nguồn vốn: Theo mục tiêu kể từ năm 2013 Ngân sách Nhà nước hạn chế bổ sung nguồn vốn mới, tập trung thu hồi nợ đến hạn để cho vay quay vòng. Tại Nghệ An phấn đấu đến cuối năm 2012 đạt tổng nguồn vốn cho chương trình là 3.700 tỷ đồng, đáp ứng cho 150 ngàn sinh viên vay vốn học tập. Trong đó tiếp tục tăng trong 2 năm học (2011-2012), (2012-2013) là 1.500 tỷ đồng.

- Về thu nợ, thu lãi: Dự kiến trong 03 năm (2011-2013), nguồn vốn thu nợ của Chương trình tín dụng HSSV để cho vay quay vòng ước đạt 630 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2011 là: 80 tỷ đồng; năm 2012 là: 150 tỷ đồng; năm 2013 là: 400 tỷ đồng.

 Tránh gây thất thoát và lãng phí nguồn vốn ưu đãi, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay . Những mục tiêu cụ thể đặt ra là: :

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại thông báo số 58/TB-VPCP ngày 24/3/2011, tham mưu cho UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành (Giáo dục đào tạo, Lao động thương binh xã hội, NHCSXH) để kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách tín dụng đối với HSSV tại các huyện, xã, các trường đào tạo tối thiểu 2 lần trong một năm.

- Tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT các cấp chỉ đạo các thành viên Ban đại diện, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác tổ chức kiểm tra theo đúng kế hoạch kiểm tra đã được lập, nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra trong việc giám sát đối tượng cho vay, sử dụng vốn vay của các hộ vay.

3.2 Các giải pháp tăng cường quản lý tín dụng cho học sinh sinh viên cóhoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Tỉnh Nghệ An hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Tỉnh Nghệ An

3.2.1 Hoàn thiện quy trình xác định đối tượng vay vốn

Bộ lao động thương binh xã hội nghiên cứu, hướng dẫn cho ủy ban nhân dân cấp xã xác định và nhận diện đúng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về định đối tượng thụ hưởng chính sách.

Đối với đối tượng HSSV thuộc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phải chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính có hướng dẫn chi tiết về tiêu chí và thời gian cho vay theo nguyên tắc một năm xem xét lại một lần về hoàn cảnh, thời gian cho vay đối với từng đối tượng.

Bên cạnh đó, Bộ LĐTB&XH chủ trì việc phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông sớm thực hiện Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cả nước được phân loại theo địa phương, theo giới... làm cơ sở cho việc bình xét đúng đối tượng vay vốn.

Về đối tượng vay vốn, các địa phương cần căn cứ vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được điều tra theo tiêu chí mới công bố tại địa phương để xác định và đưa vào danh sách xét duyệt cho vay. Đối với những hộ gia đình HSSV có hoàn cảnh khó khăn về tài chính, UBND cấp xã xác nhận căn cứ vào năm nguyên nhân cụ thể mà hộ gia đình đó khó khăn (do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh) để xác nhận đề nghị cho vay.

Trong khâu bình xét cho vay nên có sự tham gia, đóng góp ý kiến của NHCSXH.

3.2.2. Lập kế hoạch tín dụng cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Theo kinh nghiệm của nước ngoài (như Úc), SV sẽ lập ngân sách trong một năm của mình bao gồm: học phí, sinh hoạt phí, đi lại, giải trí... Ngân hàng biết nhu cầu sẽ cho vay phù hợp. Số tiền đóng học phí, ngân hàng sẽ chuyển thẳng vào trường. Đây là cách tốt để quản lý tiền vay mà tôi nghĩ áp dụng được cho nước mình. Còn những khoản tiền vay dành cho sinh hoạt phí sẽ được SV rút ra từ từ

NHCSXH chủ động phối hợp với ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tốt việc rà soát nhu cầu vay vốn của HSSV trong từng học kỳ để kịp thời lập kế hoạch nguồn vốn trình lên cấp trên.

Chủ động lập kế hoạch nguồn vốn ổn định cho cả chương trình nhằm đảm bảo Ngân hàng Chính sách xã hội có đủ nguồn vốn kịp thời cho vay trước mỗi kỳ nhập học.

Ngân hàng Chính sách xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội dự báo sát nhu cầu vay vốn của từng học kỳ để có giải pháp đảm bảo nguồn vốn kịp thời.

Tranh thủ nguồn vốn từ trung ương, có kế hoạch cụ thể để thu hồi nợ đến hạn nhằm chủ động về nguồn vốn cho vay quay vòng.

3.2.3. Tổ chức quản lý sử dụng nguồn vốn và thu hồi vốn

-NHCSXH phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.

- Phối hợp với trường học nắm bắt tình hính HSSV, nhắc nhở HSSV ra trường có trách nhiệm và cam kết trả nợ trước khi tốt nghiệp.

Việc thu hồi nợ đối với nước ngoài thì khá đơn giản vì sau khi ra trường xin việc, SV phải đăng ký mã số tại sở thuế và như vậy tiền nợ được trừ thẳng vào tiền lương. Ngoài ra họ còn có công ty chuyên thu hồi nợ. Nếu người nào để nợ quá hạn khó đòi sẽ bị ghi tên vào “hồ sơ đen”, không được thực hiện những quyền lợi xã hội (thậm chí muốn mở điện thoại tại nhà cũng không được).

Áp dụng, điều này khó ở Việt Nam nhưng theo tôi việc nhà trường giữ bằng tốt nghiệp đối với SV vay vốn là cách hay. Nhà trường chỉ cấp chứng nhận tốt nghiệp để SV xin việc (mới có tiền trả nợ). Khi công ty nhận hồ sơ không thấy bằng thì biết SV này còn nợ ngân hàng. Theo tôi, đã có quĩ thì cần có luật, chế tài cả những người có liên quan. Công ty nhận SV này về sẽ có trách nhiệm trừ lương tháng để trả nợ ngân hàng. Nếu sinh viên không trả đúng hạn sẽ phát tán uy tín bằng cách đăng tên, địa chỉ, mã số SV, trường học, ngành học lên báo. Sinh viên không thể đánh đổi vài ba chục triệu đồng (cho bốn năm học) bằng uy tín của mình, nhất là khi họ đang trên đường tìm việc

Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong việc bình xét đối tượng, sử dụng khoản vay, công tác thu hồi nợ…2 lần trong một năm.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w