Kinh nghiệm của một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 36 - 39)

1.4.4.1. Kinh nghiệm của một số nước

Tất cả các quốc gia trên thế giới kể cả nước giầu và nước nghèo đều phải coi việc giải quyết vấn đề cho vay đối với HSSV, vấn đề chính sách xã hội như một chiến lược xây dựng kinh tế xã hội toàn cầu. Nhưng tùy theo điều kiện về chính trị và kinh tế mà mỗi quốc gia có một chính sách khác nhau. Phương thức cho HSSV vay tiền đã được thực hiện ở trên 50 nước. Đa số các nước cho vay dựa và yếu tố thu nhập và sử dụng phương thức trả nợ (thu hồi) theo kiểu truyền thống. Tức là quy định thời gian vay và trả nợ sau khi tốt nghiệp.

♦ Tại Trung Quốc

Trung Quốc giới thiệu một hệ thống cho vay giáo dục thí điểm ở 8 thành phố lớn gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân từ năm 1999 để hỗ trợ sinh viên nghèo. Loại hình này đã được mở rộng trên toàn quốc vào năm 2004.Theo hệ thống cho vay giáo dục quốc gia, những sinh viên nghèo có thể yêu cầu vay tiền thông qua bộ phận chức năng tại trường đại học của họ.

Một số trường ĐH áp dụng phương thức cho vay không lấy lãi. Nguồn vốn vay từ phía chính phủ, trung ương và địa phương. Một số khó khăn đối với hệ thống cho vay của Trung Quốc là: không đủ nguồn vốn cho vay, không thu được nợ vì yêu cầu sinh viên phải trả tiền ngay sau khi tốt nghiệp.

Hiện nay Chính phủ Trung Quốc đang thí điểm một dự án mới nhằm giúp đỡ sinh viên học tập thông qua các khoản vay từ Ngân hàng. Điều kiện cho vay là sinh viên và gia đình họ phải chắc chắn có khó khăn trong kinh tế hoặc thu nhập hàng năm chưa đầy 8.000 nhân dân tệ (1.081 USD) hoặc ở vào một số hoàn cảnh cụ thể như mồ côi, tàn tật hoặc cha mẹ thất nghiệp. Mỗi sinh viên được phép vay khoảng 6.000 nhân dân tệ/ năm chủ yếu là đóng học phí và trang trải chi phí nhà ở. Khoản cho vay không cần có đảm bảo và có thể hoàn nợ trong vòng 10 năm sau tốt nghiệp. Tiền lãi và đền bù rủi ro sẽ do cả chính quyền địa phương và trung ương chịu trách nhiệm

Tại Thái Lan

Quỹ sinh viên vay tiền đã được thành lập sau nghị quyết được thông qua bởi hội đồng nơi các chính phủ hoàng gia thành lập ngày 28/03/1995. Quỹ này đã

được bắt đầu từ niên học 1996 và 2 năm sau(1998) Thái Lan đã ban hành luật quỹ cho vay sinh viên.

Các cơ quan điều hành quỹ cho sinh viên vay là Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục, phòng ngân quỹ cho vay giáo dục. Nhà quản lý và các cơ quan chịu trách nhiệm cho vay là Ngân hàng công cộng Thai Krung.

Những tiêu chí làm cơ sở cho việc đăng ký vay tiền là: + Quốc tịch Thái Lan.

+ Khó khăn tài chính dựa theo những tiêu chí đặt ra bởi Hội đồng Quỹ cho sinh viên vay.

+ Đáp ứng được những tiêu chí khác của Hội đồng Quỹ cho sinh viên vay, không có những điều kiện bị giới hạn bởi Quỹ cho sinh viên vay.

Giới hạn cho vay sinh viên không vượt quá 100.000 Bath cho học phí từng năm (khoản tiền này đóng trực tiếp cho các cơ sở đào tạo) và chi phí ăn ở (trả trực tiếp hàng tháng tới sinh viên qua tài khoản của Ngân hàng).

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có 2 năm để tìm việc làm và sau đó phải hoàn trả lại số tiền cho chính phủ trong vòng 15 năm với lãi suất 1%.

1.4.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ thực tế ở một số nước trên thế giới và các nước trong khu vực,với lợi thế của người đi sau, Việt Nam chắc chắn sẽ học hỏi và rút ra được nhiều bài học bổ ích cho mình, làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Đối với Việt Nam, không chỉ có tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn cao mà còn mà còn có số đối tượng thuộc diện chính sách lớn . Vì vậy, khi áp dụng cần vận dụng một cánh có sáng tạo vào mô hình cụ thể của Việt Nam. Sự sáng tạo như thế nào thể hiện ở trình độ của những nhà hoạch định chính sách. Qua việc nghiên cứu hoạt động Ngân hàng ở một số nước rút ra được bài học có thể vận dụng vào Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Tín dụng ngân hàng cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách khác cần được trợ giúp từ phía nhà nước. Vì cho vay HSSV và các đối tượng chính sách khác gặp rất nhiều rủi ro, trước hết là rủi ro về nguồn vốn. Tiếp đến là rủi ro về cho vay, có nghĩa là rủi ro mất vốn. Nhà nước phải có

chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà không thu hồi được.

Thứ hai:Thực hiện việc cho vay thông qua tổ, nhóm tương hỗ nhằm tăng cường quản lý, giám sát lẫn nhau, hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, liên đới chịu trách nhiệm trong việc trả nợ, lãi ngân hàng. Tính liên đới trách nhiệm của các thành viên trong tổ, nhóm tương hỗ là công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả đúng hạn của người vay.

Thứ ba: Lãi suất cho vay dần chuyển sang áp dụng cơ chế lãi suất thực dương phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động. Lãi suất đủ bù đắp chi phí và có lãi là cơ sở để tổ chức cấp tín dụng tồn tại và phát triển bền vững. Đồng thời, lãi suất phù hợp sẽ hạn chế một số vấn đề tiêu cực ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Thứ tư: Công tác kiểm tra, kiểm soát, duy trì kỷ cương là một vấn đề quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w