Những mặt được

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 52 - 54)

b. Xét cơ cấu dư nợ theo trình độ đào tạo

2.5.1 Những mặt được

Dư nợ cho vay HSSV tăng từ 429,3 tỷ đồng năm 2007 lên 2.272,9 tỷ đồng năm 2011, tín dụng đối với HSSV đã đến được tất cả các xã, bản, làng trong toàn tỉnh. HSSV có hoàn cảnh khó khăn ngày càng dễ dàng tiếp cận với vốn tín dụng chính sách, và vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả, đó chính là kết quả đạt được khá ấn tượng của NHCSXH Nghệ An sau 9 năm hoạt động. Sở dĩ đạt được kết quả trên là nhờ các biện pháp cụ thể của ban lãnh đạo chi nhánh NHCSXH Tỉnh Nghệ An trong công tác quản lý tín dụng cho Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể là :

 Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT tỉnh ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo thực hiện; tổ chức tập huấn

đến cán bộ của NHCSXH trong toàn tỉnh, cán bộ chủ chốt của UBND cấp xã, cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội cấp huyện, xã và Ban quản lý tổ TK&VV; sự chỉ đạo quyết liệt và sâu sát của các cấp lãnh đạo đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cho cơ sở để chương trình tín dụng HSSV được thực hiện nhanh và vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

 Thực hiện nhiều biện pháp để củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, của hoạt động ủy thác với các tổ chức hội đoàn thể các cấp, của các Tổ giao dịch lưu động và điểm giao dịch tại xã. Hiện nay với mạng lưới gần 8000 tổ TK&VV phủ kín trên khắp các thôn, xóm trong toàn tỉnh cùng với 473 điểm giao dịch tại xã của NHCSXH là một nhân tố quan trọng trong kết quả thực hiện chương trình hơn 3 năm qua; đồng thời thực hiện được dân chủ công khai từ cơ sở, góp phần xã hội hóa hoạt động của chương trình đã tạo được sự đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của nhân dân.

 Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trong tỉnh cũng như các cơ quan báo đài từ trung ương để tuyên truyền sâu rộng nội dung của chương trình để mọi người dân cũng như các cấp tham gia biết để vừa phối hợp vừa giám sát, đảm bảo chương trình được thực hiện công khai dân chủ, kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót và khắc phục. Sau hơn 3 năm, NHCSXH tỉnh đã thực hiện 5 phóng sự, 17 bài báo trên tất cả các kênh từ trung ương đến địa phương. Tổ chức giao dịch theo lịch cố định, niêm yết công khai chính sách, quy trình, thủ tục, danh sách hộ vay tại 100% UBND các xã trong toàn tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình vay vốn, trả nợ.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ gia đình và HSSV trong việc vay vốn và sử dụng tiền vay, NHCSXH đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương tổ chức giải ngân tiền vay qua thẻ ATM mang tên “Sinh viên lập nghiệp”. Qua hơn 1 năm triển khai đã phát hành được 15.334 thẻ với số tiền 222,3 tỷ đồng. Việc giải ngân qua thẻ tạo đảm bảo an toàn cho khách hàng, tiết giảm chi phí lưu thông.

 Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên không chỉ riêng NHCSXH mà là trách nhiệm của chính quyền, các ban, ngành liên quan từ trung ương đến địa phương từ khâu bình xét, xác nhận, phê duyệt

đối tượng vay vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay đến khâu kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành trả nợ cho Nhà nước khi nợ đến hạn,… Do đó Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, các Sở, ngành liên quan tổ chức các cuộc kiểm tra theo nhiều kênh và nhiều hình thức khác nhau nhằm hạn chế những tiêu cực phát sinh, đảm bảo vốn đến đúng đối tượng, đúng mục đích, thu hồi vốn an toàn.

Qua 2 đợt kiểm tra của các đoàn liên ngành cấp Bộ (Bộ Giáo dục , Lao động thương binh xã hội, Ngân hàng CSXH), 2 đợt kiểm tra toàn diện của Ngân hàng Chính sách xã hội Nghệ An, các đợt kiểm tra thường niên theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, đặc biệt là 2 đợt kiểm tra của Ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An và Kiểm toán Nhà nước trong năm 2010 đã kiểm tra được 23.965 lượt hộ vay. Các đoàn kiểm tra đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của NHCSXH cũng như các ban, ngành liên quan trong quá trình triển khai thực hiện chương trình. Kết quả kiểm tra khẳng định vốn vay được chuyển tải đúng đối tượng thụ hưởng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân, tỷ lệ xác nhận đối tượng cho vay sai thấp 87 hộ chỉ chiếm 0,08% so với tổng số hộ được vay. Các trường hợp sai sót đã được chỉ đạo xử lý kịp thời, đúng quy định.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 52 - 54)