Những bất cập trong thực hiện chính sách tín dụng cho học sinh sinh viên hiện nay.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 34 - 36)

viên hiện nay.

Thứ nhất: Công tác phổ biến chủ trương, chính sách cho vay HSSV chưa rộng rãi.

Hiện nay, vẫn còn nhiều hộ vay là hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa được biết đến hoặc chưa nắm rõ về chương trình tín dụng HSSV. Đặc biệt là các hộ thuộc khu vực dân tộc, miền núi. Do đó ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch nguồn vốn thực tế tại địa phương. Một số trường học sinh, sinh viên chưa nắm được đầy đủ nội dung, ý nghĩa của Chương trình vay vốn dẫn đến sử dụng vốn vay sai mục đích, không có ý thức trả nợ tiền vay. Một số tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn, hội đoàn thể nhận ủy thác còn lợi dụng sự không hiểu biết về chủ trương, chính sách này của đổi tượng được thụ hưởng để vay ké gây thất thoát nguồn vốn của nhà nước. Thứ hai: Tiêu chí để xác định đúng đối tượng vay vốn chưa cụ thể, rõ ràng. Một số địa phương còn lúng túng trong việc xác định tiêu chí và cách tính toán, lập danh sách thống kê hộ nghèo, cận nghèo, xác nhận chưa chính xác. Mặc dù cơ chế dân chủ (cho dân bình bầu ) nhưng một số địa phương triển khai chưa đến nơi đến chốn, dẫn đến việc xác định đối tượng chưa chính xác. Đặc biệt, việc xác định đối tượng nghèo và cận nghèo mang tính định tính, nên một số địa phương làm tắt theo kiểu tạo điều kiện cho tất cả sinh viên đều được vay dẫn đến cho vay sai đối tượng, gây lãng phí nguồn vốn tín dụng ưu đãi của chính phủ. Một số địa phương chạy theo bệnh thành tích, nên mỗi địa phương chỉ đưa ra một số hộ nghèo nhất định, khiến nhiều học sinh, sinh viên khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ảnh hưởng tới mục tiêu xã hội của chương trình.

Với quy định hiện nay, nhà trường chỉ biết xác nhận cho học sinh, sinh viên có theo học tại trường mà không biết các em có được vay vốn hay không, bao nhiêu em được xét cho vay. Vậy là nhà trường xác nhận xong cứ như nằm "ngoài cuộc", khó khăn cho công tác quản lý, giáo dục ý thức HS, SV sử dụng đồng vốn vay đúng với mục đích học tập.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đã thống nhất mẫu xác nhận chung nhưng vẫn còn một số nơi lại yêu cầu lấy mẫu xác nhận của địa phương và phải có ký nháy của Ngân hàng Chính sách Xã hội địa phương mới giải quyết cho sinh viên; hoặc yêu cầu các trường xác nhận phải là hiệu trưởng ký mà không được ký thay khiến công tác xác nhận của nhà trường và quá trình xin xác nhận của sinh viên mất nhiều thời gian ảnh hưởng tới tiến độ cấp tín dụng của NHCSXH.

Thứ tư: Bất cập trong thủ tục vay vốn tại Ngân hàng

Việc triển khai cho vay còn nhiều thủ tục giấy tờ, trong khi phần lớn dân cư các vùng nông thôn; nhất là vùng khó khăn, miền núi, trình độ còn hạn chế. Việc giải ngân tiền vay HSSV qua thẻ ATM chưa được đa số người dân đồng thuận. Bởi lo ngại của nhiều hộ gia đình về việc cho vay qua thẻ theo từng học kỳ, các em khi đi học xa nhà khó có thể tự quản lý, dễ chi tiêu không đúng mục đích. Do đó đã làm ảnh hưởng tới công tác đổi mới, cải cách thủ tục hành chính của NHCSXH.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 34 - 36)