Những hạn chế

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 54 - 59)

b. Xét cơ cấu dư nợ theo trình độ đào tạo

2.5.2 Những hạn chế

Trong quá trình hoạt động, bên cạnh những thành tích mà NHCSXH Tỉnh Nghệ An đã đạt được còn có rất nhiều hạn chế ảnh hưởng đến công tác quản lý tín dụng HSSV. Trong phạm vi luận văn này sẽ tập trung vào phân tích một số hạn chế chủ yếu sau.

 Do việc triển khai chương trình Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được diễn ra trên phạm vi không gian rộng, khối lượng tín dụng và số lượng HSSV vay vốn lại nhều nên NHCSXH Tỉnh Nghệ An không tránh khỏi những lúng túng và khó khăn , nhất là khâu phải phối hợp với nhiều cơ quan chức năng để triển khai như như Bộ tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo, khâu hướng dẫn thủ tục quy trình nghiệp vụ đối với người vay, đặc biệt là theo dõi nợ.

 Tỷ lệ nợ quá hạn cao: Qua bảng số liệu trên cho thấy nợ quá hạn cho vay HSSV từ năm 2007 đến năm 2008 chiếm tỷ lệ khá cao so tổng dư nợ, đến năm 2010 nợ qúa hạn vẫn có chiều hướng gia tăng tuy có giảm về tỷ lệ do sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số cho vay HSSV theo QĐ 157/2007/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ.

Nợ quá hạn của chương trình cho vay HSSV theo cơ chế cũ có chiều hướng gia tăng do một số sinh viên ra trường ý thức trả nợ chưa cao, hoặc sinh viên cung cấp sai địa chỉ nơi ở, nơi làm việc cho ngân hàng hoặc do chia tách địa giới hành chính dẫn đến việc liên hệ, NHCSXH gửi thông báo nợ đến hạn, đôn đốc trả nợ nhưng không đến được những sinh viên này, một số HSSV chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng ở các vùng có điều kiện khó khăn, thu nhập thấp không có nguồn để trả nợ nhưng không đến để làm thủ tục xin ra hạn nợ…

 Về nguồn vốn: Ngân hàng Chính sách xã hội còn bị động cân đối về tạo lập nguồn vốn để cho vay đối với các đối tượng chính sách nói chung và đặc biệt là đối với chương trình cho vay HSSV. Nguồn vốn để thực hiện Chương trình còn bị động do đó có lúc, có nơi chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân. Vì Chương trình cho vay HSSV là chương trình có khối lượng tín dụng lớn ( từ 30 đến 35 nghìn tỷ đồng) có thời hạn vay vốn dài, bình quân là 5 năm học chưa có thu nợ quay vòng, sau khi ra trường một năm mới thu món cho vay đầu tiên. Nguồn vốn cho vay còn hạn chế chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vay vốn của HSSV. Hiện nay, NHCSXH được giao nhiệm vụ huy động vốn để thực hiện chính sách tín dụng đối với HSSV theo cơ chế cấp bù lãi suất của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khả năng cạnh tranh của NHCSXH với các tổ chức tín dụng (nhất là các ngân hàng thương mại) hạn chế, nên NHCSXH gặp nhiều khó khăn từ việc huy động vốn từ thị trường, nhất là nguồn vốn để cho HSSV vay với thời hạn dài (khoảng 10 năm).

 Về sử dụng vốn: Theo kết quả họat động cho thấy, số HSSV đã được vay vốn tăng lên khá nhanh, nếu so sánh con số này với số HSSV thuộc đối tượng vay vốn của tất cả các trường trong cả nước thì con số này chiếm tỷ lệ thấp, theo ý kiến của các trường có quan hệ thường xuyên với Quỹ thì còn khoảng 45-50% số HSSV thuộc

đối tượng được vay nhưng chưa được vay, đây là một trong những hạn chế của Quỹ đòi hỏi phải được xem xét.

 Cho vay chưa đúng đối tượng:

Mục đích tín dụng HSSV nhằm hỗ trợ một phần tài chính cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn, nhưng thực tế một số HSSV có hoàn cảnh không khó khăn lại được vay vốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trước hết là do cơ chế cho vay, trách nhiệm ràng buộc của các bên có liên quan còn thấp, cá biệt có địa phương chưa có trách nhiệm cao trong việc xác nhận hồ sơ vay vốn của HSSV nên vẫn xác nhận cho vay đối với cả HSSV không thuộc đối tượng được vay. Hơn nữa, việc chưa phải trả nợ gốc, không phải trả lãi trong thời gian sinh viên học tại trường là một chế

 Hạn chế trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay:

Cho vay HSSV thực chất là một khoản cho vay sinh hoạt, vì vậy việc kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay là rất phức tạp, hiện đang nằm ngoài sự kiểm soát của các nhà quản lý. Công tác kiểm tra, giám sát tuy đã được các ngành, các cấp quan tâm nhưng chưa thường xuyên nên vẫn diễn ra tình trạng cho vay sai đối tượng, vốn vay sử dụng sai mục đích ; sự phối kết hợp để xử lý những sai sót, tồn tại có lúc, có nơi chưa kịp thời; một số địa phương còn nể nang thiếu kiên quyết trong việc xử lý đối tượng vay vốn sai mục đích, sai đối tượng.

 Hạn chế về thủ tục hành chính:

Hiện nay, mẫu giấy xác nhận chung gồm: Mẫu xác nhận HSSV đang học tại các trường đã được Ngân hàng CSXH và Bộ GDĐT, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) thống nhất công bố. Để xác định đúng đối tượng, các địa phương phải điều tra cẩn thận, đặc biệt là đối tượng HSSV thuộc hộ cận nghèo theo tiêu chí mới.Việc xác định tiêu chí hộ cận nghèo và nhất là hộ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính nhiều địa phương còn rất lúng túng, tràn lan, nhiều hộ gia đình không thuộc diện cận nghèo theo quy định hoặc nhiều hộ gặp khó khăn về tài chính nhưng không phải do: (tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh), UBND xã vẫn xác nhận và đưa vào danh sách phê duyệt cho vay làm cho khối lượng HSSV vay vốn tăng nhanh gây áp lực về nguồn vốn để giải ngân (số hộ thuộc đối tượng

cận nghèo chiếm gần 60%, hộ khó khăn chiếm 14% so với tổng số hộ vay vốn chương trình, trong khi đó hộ nghèo chỉ chiếm 26%).

Qua nhiều lần chấn chỉnh, đến nay các địa phương đã thực hiện bình xét các đối tượng dân chủ, từ thôn lên. Việc bình xét được thực hiện từng năm. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Ở những địa phương, trường học được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ban lãnh đạo nhà trường, công tác triển khai hiệu quả và đúng quy định, nhiều sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập và trang trải sinh hoạt cần thiết. Ngược lại, những nơi chưa thực sự quan tâm đến công tác này, việc vay vốn của học sinh, sinh viên triển khai không được nhiều, thường xảy ra những trục trặc, khó khăn. Có trường ngại việc thu hồi vốn khó nên còn né tránh, đùn đẩy, không dám chịu trách nhiệm nên không xác nhận cho học sinh, sinh viên vay vốn. Ngược lại, có địa phương chưa nhận thức đúng về chính sách cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên nghèo nên xác nhận tràn lan, gây thắc mắc trong nhân dân. Trong số học sinh, sinh viên được vay vốn, số học nghề ít và số vay cũng không lớn.

+ Việc cho vay được dựa trên cơ sở bình xét của tổ TK&VV thuộc các tổ chức chính trị-xã hội và sự phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp xã, NHCXSH thực hiện giải ngân theo các hồ sơ đã được phê duyệt. Trong thực tế, việc xác nhận của một số chính quyền địa phương quá chặt chẽ, dẫn đến những người có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được vay, có nơi lại rộng rãi, dẫn đến nhu cầu vay vốn tăng cao, nên NHCSXH chưa thể nắm được số lượng HSSV cần vay vốn ở trên địa bàn, nhất là vùng thiên tai, bão lụt.

Sự phối hợp giữa nhà trường, chính quyền cơ sở cấp xã và Ngân hàng chưa chặt chẽ, nhất là việc xác nhận khi vay vốn, làm người vay thấy khó khăn về thủ tục, cụ thể là:

+ Hộ gia đình muốn được vay vốn cho con đi học, phải có xác nhận của nhà trường chứng minh là HSSV đang theo học tại trường, không vi phạm kỷ luật hành chính hoặc nếu là năm học đầu tiên thì giấy báo nhập học, căn cứ vào đó Uỷ ban nhân dân xã xác nhận hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương, có hoàn cảnh khó khăn và có nhu cầu vay vốn để gửi NHCSXH.

Nhưng tại một số trường lại yêu cầu Uỷ ban Nhân dân xã phải xác nhận trước về gia cảnh gia đình là có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường mới xác nhận, thành thử người vay phải đi lại nhiều lần.

+ Vấn đề hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương cũng là vấn đề rất phức tạp, nhất là các thành phố lớn như Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hộ gia đình ở nông thôn thuộc các tỉnh lân cận thành phố, có hộ khẩu ở quê, nhưng đã chuyển gia đình lên sinh sống ở thành phố, nhưng họ không đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú ở nơi đang sinh sống. Vì vậy, về quê xác nhận thì họ không sinh sống ở đó nữa, tổ chức chính trị -xã hội không thể đưa họ vào tổ TK&VV ở đó được, mặt khác, nơi họ sinh sống ở thành phố, Uỷ ban nhân dân phường cũng không có căn cứ xác nhận để họ vay vốn.

Mặt khác việc giải ngân mang tính thời vụ cao, thời gian ngắn thường vào đầu năm học và đầu học kỳ trong điều kiện cơ sở vật chất và con người hạn chế nên gấy áp lực không nhỏ đối với đội ngũ cán bộ của NHCSXH.

 Hạn chế về khả năng thu hồi vốn:

Theo cơ chế cho vay hiện hành, khi ra trường HSSV mới phải trả nợ. Do vậy, nhiều HSSV khi ra trường đã không cung cấp hoặc cung cấp sai địa chỉ nơi làm việc, địa chỉ gia đình khi có những thay đổi về giới hành chính hoặc chuyển đến địa chỉ mới, nhiều trường hợp bố mẹ cũng không biết hiện con mình đang ở đâu. Vì vậy, Ngân hàng rất khó khăn trong quá trình thu nợ dẫn đến nợ quá hạn phát sinh. Người vay chưa phải trả lãi trong suốt thời gian theo học tương đối dài. Việc quản lý và theo dõi nợ phải uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV và bản thân NHCSXH chi phí cho việc giải ngân lớn và không có thu lãi bù đắp một phần chi phí cũng gây khó khăn trong việc triển khai chương trình này. Sau ba năm thực hiện (2007-2010) doanh số thu nợ là 83,4 tỷ đồng đạt 86% nợ đến hạn, nợ đến hạn trong 3 năm (2011-2013) ước khoảng 630 tỷ đồng, riêng nợ đến hạn trong năm 2013 (sau 5 năm thực hiện) khoảng 400 tỷ đồng. Mặc dù công tác thu hồi nợ đến hạn đã có dấu hiệu khả quan hơn kể từ khi NHCSXH chuyển phương thức cho vay từ cho vay trực tiếp HSSV sang cho vay hộ gia đình HSSV, nhưng nguồn trả nợ tiền vay này đang là tổng hợp từ thu nhập của gia đình. Trong đó mục tiêu của chương trình xác định là nguồn trả nợ phải chủ yếu từ thu

nhập của HSSV khi ra trường có việc làm ổn định. Do đó, nếu HSSV khi ra trường không có việc làm, không có thu nhập thì việc thu hồi nợ đến hạn gặp rất nhiều khó khăn.

 Chương trình tín dụng cho HSSV rất quan tâm đến việc đào tạo nghề ngắn hạn một năm, dưới một năm, yêu cầu việc cho phải diễn ra suốt các tháng trong năm, trong khi nguồn vốn cho vay hiện nay đang được bố trí theo học kỳ của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu học nghề còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn học nghề dưới 1 năm vay vốn còn thấp (chỉ chiếm 0,56% tổng dư nợ), do công tác tuyên truyền tại một số cơ sở đào tạo nghề chưa tốt. Công tác thông tin tuyên truyền tại một số địa phương thực hiện chưa tốt còn để người dân thắc mắc; chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu mới chỉ tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi, đối tượng thụ hưởng chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và đặc biệt là trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn.

Do vậy, muốn đưa ra biện pháp khoa học để tăng cường qquanr lý tín dụng cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn, ta cần phải phân tích các nguyên nhân gây ra các tồn tại trên.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 54 - 59)