Quản lý công tác bình xét và xác nhận đối tượng vay vốn:

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 43 - 44)

TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN 2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỆ AN

2.3.1.Quản lý công tác bình xét và xác nhận đối tượng vay vốn:

Để đồng vốn ngân hàng chính sách xã hội đến được đúng đối tượng, Chi nhánh Nghệ An đã thành lập 2.444 tổ tiết kiệm và vay vốn ở 141/141 xã phường trong toàn tỉnh để phối hợp với chính quyền địa phương bình xét cho vay. Nhờ làm tốt khâu bình xét từ cơ sở nên nguồn vay đã đến được đúng đối tượng, đồng vốn phát huy được hiệu quả. Nhìn chung công tác bình xét và xác nhận đối tượng vay vốn đều được thực hiện đúng quy trình hướng dẫn của NHCSXH. Công tác bình xét đã được thực hiện một cách công khai, dân chủ từ các thôn xóm. Chính quyền địa phương cũng đã quan tâm hơn, hiểu rõ vai trò, trách nhiệm trong công tác xác nhận đúng đối tượng được vay vốn. Tuy nhiên, do đối tượng thụ hưởng của Chương trình cho vay học sinh, sinh viên theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg trải rộng đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong quá trình triển khai thực hiện như việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính của Ủy ban Nhân dân xã. Đặc biệt, việc xác định đối tượng nghèo và cận nghèo mang tính định tính, nên một số địa phương làm tắt theo kiểu tạo điều kiện cho tất cả sinh viên đều được vay. Một số địa phương chạy theo bệnh thành tích, nên mỗi địa phương chỉ đưa ra một số hộ nghèo nhất định, khiến nhiều học sinh,

sinh viên khó khăn trong việc tiếp cận. Điều đó đi chưa chuẩn với những chính sách của Nhà nước.

Trên thực tế, việc xác định đúng đối tượng được vay vốn ưu đãi cũng rất phức tạp bởi không dễ lượng hóa được thu nhập của các hộ. Do đó công tác bình xét vẫn chủ yếu căn cứ vào hoàn cảnh của gia đình, sự tán thành, đồng tình của các thành viên trong tổ TK&VV. Tình trạng này cũng dẫn đến nhiều nơi, nhiều hộ gia đình lợi dụng tình thân với tổ TK&VV để tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp này. Tuy nhiên, qua nhiều lần chấn chỉnh, đến nay các địa phương đã thực hiện bình xét các đối tượng một cách dân chủ, từ thôn lên. Việc bình xét được thực hiện cho từng năm một. Cơ chế này sẽ tránh trường hợp, gia đình khó khăn đột xuất một lần nhưng lại được duyệt cho vay ưu đãi trong cả 4 năm. Việc xác nhận này có thể hơi rườm rà nhưng để đảm bảo vốn đến đúng đối tượng.bình xét công khai người vay có nhu cầu xin vay vốn và đủ điều kiện vay đưa vào danh sách vay vốn.

Tuy nhiên, đến nay tại tỉnh Nghệ An vẫn còn hơn 3.000 hộ trên tổng số 34.157 hộ nghèo toàn tỉnh vẫn chưa được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng Chính sách xã hội. Các đối tượng này rơi vào các trường hợp là người mất sức lao động; các đối tượng không biết cách làm ăn nên không mạnh dạn vay vốn cho con em mình theo học.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 43 - 44)