Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 59 - 63)

b. Xét cơ cấu dư nợ theo trình độ đào tạo

2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, phải kể đến những khó khăn mà NHCSXH gặp phải khi nhận bàn giao từ quỹ tín dụng đào tạo từ NHCT. Do là một NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên cho vay HSSV đối với NHCT được coi là một công việc không chuyên sâu, một nhiệm vụ phải làm. chính bởi thế, thiếu sự hoàn chỉnh trong nghiệp vụ cho vay HSSV ở NHCT. Với những bộ hồ sơ không đầy đủ tính pháp lý, đa phần địa chỉ ghi trên hồ sơ vay vốn không rõ ràng, 60-70% HSSV không có bản cam kết trả nợ trước khi ra trường, đã khiến cho cán bộ tín dụng NHCSXH không tính được chính xác kỳ hạn trả nợ cũng như mốc để tính lãi cho vay, việc xử lý nợ trở lên khó khăn, nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân nợ quá hạn. Một sô HSSV còn xem vốn vay từ quỹ là vốn cho, cấp nên khi ra trường chưa có ý thức trả nợ Ngân hàng .

Công tác đối chiếu với HSSV đã ra trường gặp khó khăn, mặc dù Ngân hàng đã gửi thư đối chiếu nhưng gia đình HSSV chưa trả lời, một số trường hợp bưu

điện gửi trả lại vì địa chỉ sai không rõ ràng. Số nợ quá hạn tạm thời phân loại do nguyên nhân khách quan khác khó có khả năng thu hồi.

+ Có một số trường hợp HSSV đã ra trường chưa xin được việc làm trong khi đó gia đình quá nghèo không đủ khả năng trả nợ thay. Hoặc cá biệt cả HSSV và gia đình đều chuyển đi địa phương khác không thể liên lạc được, trường hợp này dược coi là mất tích, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cách xử lý cụ thể.

+ Nhiều HSSV mạo chữ ký của bố mẹ hoặc nguời đỡ đầu nhưng chính quyền địa phương không xem xét cụ thể mà vẫn xác nhận đúng chữ ký. Điều này khiến cho hồ sơ không còn đầy đủ tính pháp lý, làm tăng rủi ro đối với NH.

+ Không ít những HSSV đã có việc làm nhưng ở các cơ quan, địa phương trải rộng trong cả nước, mà ở VN chưa có cơ quan nào theo dõi quản lý một cách tổng thể các thông tin của HSSV sau khi ra trường, trong khi ý thức và trách nhiệm của những đối tượng này thấp đã khiến NH gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu nợ và nguy cơ mất vốn của quỹ là không thể tránh khỏi.

Thứ hai, về phía Chính phủ chưa có cơ chế quy định về việc bảo đảm có việc làm đối với các sinh viên sau khi ra trường, do vậy những sinh viên chưa tìm được việc làm sẽ không có nguồn thu nhập để trả nợ, còn các sinh viên đã có việc làm nhưng do nước ta chưa có cơ quan nào theo dõi quản lý một cách tổng thể các sinh viên sau khi ra trường .Vì vậy dẫn đến hiện tượng sinh viên không có ý thức trả nợ, từ đó Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu nợ, hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn rất cao .

Thứ ba, về phía nhà trường: Theo quy định của NHCSXH, đối với HSSV năm thứ nhất thì dùng Giấy báo nhập học thay cho Giấy xác nhận của nhà trường. Do trên Giấy báo nhập học không ghi thời gian của cả khóa học vì vậy việc xác định thời hạn cho vay của Ngân hàng khi duyệt cho vay là thiếu chính xác. Mặt khác, theo quy định Giấy xác nhận của nhà trường hay Giấy báo nhập học được sử dụng làm căn cứ để giải ngân hai lần cho năm học đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV giảm bớt thủ tục trong quá trình vay vốn. Tuy nhiên, trong trường hợp vào học kỳ II của năm học mà hộ gia đình đang vay vốn, HSSV bỏ học, trốn học nếu không có Giấy xác nhận của nhà trường về việc HSSV đang theo học tại trường thì Ngân hàng không thể kiểm tra khi phát tiền vay ở kỳ tiếp theo (trong khi

đó cha, mẹ HSSV vẫn có thể tiếp tục nhận tiền vay kỳ tiếp theo của năm học) vì vậy dễ xảy ra tình trạng không thu hồi được nợ vay. Để việc xác định thời gian cho vay được chính xác đối với trường hợp HSSV mới nhập học, có thể quy định bắt buộc HSSV phải có Giấy xác nhận của nhà trường sau khi đã nhập học (thường thì chỉ khoảng một tháng sau khi nhập trường) mới được vay vốn.

Một số trường đã thống kê được số lượng HSSV xác nhận nhưng chưa thống kê được chính xác số HSSV được vay vốn.

Chưa có cơ chế trao đổi thông tin về HSSV được vay vốn tín dụng giữa nhà trường và các chi nhánh NHCXSH. Đặc biệt là những HSSV được vay vốn trong quá trình học tập vi phạm pháp luạt, ngừng học, thôi học, chuyển trường…Do đó, việc hướng dẫn thủ tục và theo dõi, giám sát còn nhiều khó khăn.

Thứ tư, hộ gia đình muốn vay vốn nếu chưa phải là thành viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn thì phải kết nạp vào các Tổ tiết kiệm và vay vốn, điều này đã gây không ít khó khăn cho người vay vì Tổ tiết kiệm và vay vốn- nơi có hộ gia đình xin gia nhập phải tổ chức cuộc họp dù có một hay hai thành viên mới xin vào tổ. Mặt khác, do thời gian vay vốn dài, số tiền vay nhận theo từng kỳ nhỏ lẻ nên Tổ trưởng khó quản lý, theo dõi trong suốt thời gian vay vốn của hộ gia đình. Hơn nữa do trong thời gian phát tiền vay người vay chưa phải trả lãi, gây tâm lý Tổ trưởng không muốn kết nạp hoặc xét duyệt cho vay đối với hộ gia đình có nhu cầu vay vốn cho con đi học, bởi vì không thu lãi thì Tổ trưởng không được hoa hồng do Ngân hàng chi trả (kể cả khoản phí uỷ thác tổ chức hội được hưởng).

Thứ năm, về phía hội đoàn thể, chính quyền địa phương: Chưa theo dõi về mảng cho vay HSSV. Một số địa phương còn yêu cầu sinh viên xác nhận 2 lần trong một năm. Việc dự báo số lượng HSSV của các hộ gia đình khó khăn đột xuất vay vốn tín dụng tại các địa phương còn nhiều khó khăn.

Thứ sáu, về nguồn vốn: Để sinh viên nghèo có thể tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của chương trình tín dụng này, bên cạnh nguồn vốn chính của Nhà nước cần khai thác, thu hút thêm nguồn từ các tổ chức nước ngoài và quy định ngân sách địa phương hàng năm hỗ trợ, bổ sung để NHCSXH cho vay.

Thứ bẩy, công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách của một số trường, địa phương còn hạn chế. Một số hộ gia đình còn chưa nắm được thông tin về chính sách này, không dám vay vốn vì lo ngại việc trả nợ.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH TỈNH NGHỆ AN (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w