Kiến nghị đối với chính phủ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) (Trang 76 - 80)

- Ngân hàng TMCP Á Châu hoàn thiện gói sản phẩm trong đó phân chia các đối tượng của sản phẩm sau đó tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển dịch vụ

3.3.2. Kiến nghị đối với chính phủ

- Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng và dịch vụ ngân hàng đầy đủ, minh bạch, rõ ràng đồng thời tạo môi trường kinh doanh ổn định, đúng đắn

Thời gian qua, chính sách và cơ chế quản lý Nhà nước liên quan đến dịch vụ ngân hàng tuy đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu kém, chưa hoàn chỉnh, không nhất quán, rườm rà, chưa đủ khả năng bao quát hết các vấn đề phù hợp với thông lệ quốc tế,…Việc ban hành các chính sách, chế độ còn nhiều khe hở khiến cho bọn lừa đảo có thể lợi dụng. Điều đó đã làm hạn chế rất nhiều sự phát triển của các ngân hàng thương mại.

Do đó, luật ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng cần áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế, tạo môi trường pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn. Điều đó khiến cho không chỉ các ngân hàng không còn e dè khi cung ứng dịch vụ mà khách hàng còn cảm thấy yên tâm hơn, tin tưởng hơn vào ngân hàng. Tạo điều kiện cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại. Không chỉ vậy, luật pháp Nhà nước còn phải ghi rõ phạm vi hoạt động cũng như loại hình dịch vụ ngân hàng được phép kinh doanh giúp cho các ngân hàng thương mại tập trung vào triển khai những loại hình được phép kinh doanh và hạn chế được những lãng phí, tốn kém do đầu tư không dúng. Ngoài ra, giao dịch điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến và xâm nhập nhiều vào hoạt động kinh tế - xã hội. Với mức độ gia tăng nhanh chóng về việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất là trong các ngân hàng như hiện nay thì vấn đề phòng chống gian lận, bảo mật, an toàn là vấn đề hàng đầu. Chính vì thé, rất cần sớm có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn vấn để xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử và tội phạm mạng để làm cơ sở cho tòa án xử lý vi phạm. Nghị định về xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử ra đời sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy yên tâm và không còn bất tiện về vấn đề đảm bảo an toàn tài khoản giao dịch của mình nữa. Từ đó giúp cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại ngày cang phát triển hơn.

- Cần có chính sách thúc đẩy cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt trong mọi ngành

Tuy việc thanh toán không bằng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích như không cần để trong nhà nhiều tiền mặt gây mất an toàn, giảm được nguồn lực, chi phí cho việc in ấn, phát hành tiền mặt,… Nhưng do người Việt Nam từ xưa đến nay, một thời gian dài quen sử dụng tiền mặt cùng với việc dịch vụ thanh toán không

bằng tiền mặt chưa phong phú, tính tiện ích chưa cao, hành lang pháp lý chưa đồng bộ nên tỷ lệ sử dụng thanh toán tiền mặt ở Việt Nam vẫn còn khá cao.

Chính vì vậy, chính phủ cần có những chương trình tuyên truyền trên thông tin đại chúng, truyền hình, ti vi và chương trình khuyến khích để thúc đẩy người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời áp dụng trả lương qua thẻ ngay bắt đầu từ trong các cơ quan Nhà nước. Điều này sẽ có tác động lớn đến ý thức của người dân về việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng công nghệ cao, góp phần thúc đẩy ngành tài chính – ngân hàng của Việt Nam..

Trên cơ sở phân tích tổng thể môi trường kinh doanh và thực trạng triển khai hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng cho các danh nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó đưa ra những nguyên nhân còn tồn tại ở chương 2, chương 3 đã đưa ra những định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và một số giải pháp đối với ngân hàng TMCP Á Châu, kiến nghị đối với Chính phủ nhằm giúp cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đạt kết quả tốt hơn.

KẾT LUẬN

Kinh tế hội nhập tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như ngân hàng phát triển nhưng nó cũng tạo ra mức cạnh tranh ngày càng cao, các NHTM Việt Nam không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực mạnh hơn rất nhiều lần. Điều đó đòi hỏi các NHTM phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cung cấp chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn. Điều này phải được khẳng định trong một thời gian dài bằng uy tín của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sự phát triển các dịch vụ của ngân hàng phải luôn hướng tới khách hàng, coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động.

Với mục tiêu tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế, thu hẹp khoảng cách với các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, ngân hàng TMCP Á Châu luôn cố gắng và không ngừng hoàn thiện, phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu, luận văn của em đã đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp XNK tới năm 2015.

Do thời gian có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn trong bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy, cô để em có thể hoàn thiện được bài luận văn hoàn chỉnh.

Bài viết này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Hường. Em xin chân thành cảm ơn tới cô đã giúp em hoàn thành Luận văn này

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w