Môi trường văn hóa – xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) (Trang 44 - 45)

Sau một thời gian gia nhập WTO, từ năm 2008 đến nay, Việt Nam đang ngày càng mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới về văn hóa xã hội, bên cạnh đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế. Việt Nam sẽ có nhiều

đối tác hơn, thị trường kinh tế được mở rộng, hàng hóa của Việt Nam sẽ được xuất khẩu nhiều hơn sang các nước bạn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia XNK phát triển, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp dựa vào đó cũng sẽ phát triển hơn.

Là một trong những nước phương Đông với truyền thống văn hóa hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã làm thế giới ngạc nhiên với rất nhiều hàng thủ công và những thợ thủ công tài năng. Những sản phẩm truyền thống ví dụ như: gốm mỹ nghệ, đồ gỗ và sơn mài, sản phẩm mây tre, lụa, thêu ren, đồ đồng... đang trở nên phổ biến trên khắp thế giới bởi nét độc đáo giầu truyền thống văn hóa và mẫu mã đa dạng. Chính vì vậy, ngày càng nhiều các công ty, doanh nghiệp xuất nhập khẩu được hình thành, mở rộng thị trường khách hàng cho ngân hàng.

Nền văn hóa của Việt Nam rất đa dạng, đặc biệt là hoạt động của các làng nghề. Hiện nay, ngân hàng ACB cũng đã và đang khai thác đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Tại Hà Nội, ACB đang tạp trung các làng nghề như làng nghề chăn, ga, gối đệm ở Trát Cầu hay làng nghề đồ gỗ ở Vạn Điểm – Thường Tín. Đây là một trong những thị trường tiềm năng cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) (Trang 44 - 45)