NHẬP VÀ XUẤT DỮ LIỆU I.Mục tiêu:

Một phần của tài liệu giáo an tin học 9 (cả năm) (Trang 71 - 73)

II. Môi trường làm việc của TP Pascal

NHẬP VÀ XUẤT DỮ LIỆU I.Mục tiêu:

I.Mục tiêu:

Học sinh hiểu được: -Câu lệnh là gì?

-Sử dụng thành thạo lệnh nhập và xuất dữ liệu. -Phân biệt được câu lệnh đơn và câu lệnh ghép.

II-Phương pháp: -Thuyết trình -Giảng giải -Nêu vấn đề III-Chuẩn bị: Giáo án Sách TP lớp 10, 9 IV-NộI dung: 1./Ổn định lớp: 1’

2./Kiểm tra bài cũ: Không 3./Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG GHI BẢNG

Trước khi vào học cụ thể câu lệnh nhập và xuất dữ liệu, các em phải hiểu được câu lệnh là gì ?

?Câu lệnh ghép bên gồm có mấy câu lệnh đơn. ( Có 2 câu lệnh đơn )

? Vì sao ta dùng end; mà không dùng end.

1./Câu lệnh:

Câu lệnh có nhiệm vụ xác định các công việc mà máy tính phải thực hiện để xử lý các dữ liệu đã được mô tả và khai báo.

Câu lệnh bao gồm: Lệnh đơn và lệnh có cấu trúc.

Lệnh có cấu trúc gồm: Lệnh ghép, lệnh chọn, lệnh lặp...

Lệnh ghép là một nhóm các câu lệnh đơn được đặt giữa hai từ khoá Begin và End. Ví dụ: ... begin S:=S+I ; i:=i+1 ; End; ... Tiết 47

?Giả sử có 2 biến a, b. Muốn nhập dữ liệu cho biến a và b ta viết như thế nào.

?Vì sao phải có dấu “ ; “

Chúng ta nhập dữ liệu và công thức vào cho máy tính thông qua chương trình và máy tính sẽ cho ta kết quả thông qua màn hình. Để thấy được những kết quả đó chúng ta phải đưa dữ liệu vào trong chương trình và lệnh đó có cú pháp (3)

2./Lệnh nhập dữ liệu:

Chức năng: Cho phép đưa giá trị vào cho

biến từ bàn phím. Dữ liệu gõ vào phảI tương thích kiểu vớI kiểu của biến.

Read ( biến 1, biến 2, ...., biến n ); (1) Readln ( biến 1, biến 2, ...., biến n ); (2) Readln ; (3)

(1): Chương trình chờ người dùng gõ giá trị vào cho biến từ bàn phím. Khi nhập ta dùng phím cách để các các giá trị của biến.

Ví dụ: Read ( a, b );

(2): Lệnh này cho phép thực hiện nhập giá trị cho các biến theo thứ tự giá trị được đưa vào từ bàn phím

Ví dụ: Readln (a, h ) ;

(3): Lệnh này cho phép chương trình dừng lại đợi nhấn phím bất kỳ để tiếp tục. Lệnh này thường đặt trước từ khoá kết thúc chương trình.

Ví dụ:

Var d,r,S:Real; Begin

Writeln(‘Nhập chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật’); Readln(d,r); {các câu lệnh khác} Readln ; End. 4.Củng cố:

Lệnh là những chỉ dẫn giúp chúng ta thể hiện các nhiệm vụ cần thực hiện trong chương trình. Lệnh có thể là lệnh đơn hoặc lệnh ghép.

Lệnh nhập dữ liệu: Giúp đưa giá trị vào cho các biến, có thể nhập giá trí cho biến từ bàn phím hoặc dùng lệnh gán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Nhập dữ liệu từ bàn phím:

Read ( biến 1, biến 2, ...., biến n ); Readln ( biến 1, biến 2, ...., biến n );

Readln ; dừng chương trình, đợi nhấn enter.

5./Hướng dẫn - dặn dò:

-Xem kĩ cú pháp câu lệnh để làm bài tập. -Tiết sau học lệnh xuất dữ liệu.

Ngày soạn: 2/3/2008 Tiết 48

Một phần của tài liệu giáo an tin học 9 (cả năm) (Trang 71 - 73)