-Xem lại bài đã học
Ngày soạn 30/01/2009
CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH VÀ TURBO PASCAL ĐƠN GIẢNBài 3: KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH Bài 3: KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH
I.Mục tiêu:
Học sinh nắm được:
-Khái niệm, các thành phần cơ bản cầu trấu nên chương trình
-Các bước để xây dựng một chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
II.Phương pháp: -Thuyết giảng -Nêu vấn đề -Đàm thoại III.Chuẩn bị: -Giáo án
-Sách Turbo Pascal đơn giản
IV. Nội dung:
1./Ổn định lớp 2./Kiểm tra bài cũ:
HS1: Giữa tên dành riêng và tên chuẩn khác nhau như thế nào? HS2: Hãy đặt 5 tên hợp lệ?
3./Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN NỘI DUNG GHI BẢNG
Ở tiết truớc các em đã nắm được ngôn ngữ lập trình Pascal là gì?, “nó” là hệ thống các ký tự và các ký hiệu như thế nào?...
Hôm nay cô và trò chúng ta tìm hiểu về khái niệm chương trình (đối với máy tính), các thành phần cơ bản cấu tráu nên chương trình và các bước khi xây dựng một chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
Trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm về chương trình.
Hỏi: Chương trình có thể giúp ta những gì?
VD.Để tính điểm TB cho các em, nếu chúng ta xây dựng chương trình thì sẽ khắc phục được những khó khăn.
Hỏi: Bạn nào có thể cho biết những khó khăn đó là gì?
-Những khó khăn: Nhầm lẫn, không lưu
1./Khái niệm về chương trình:
-Chương trình là một tập hợp nhiều lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình cụ thể mô tả những giải thuật theo một trình tự nhất định nhằm mục đích giải quyết yêu cầu bài toán đặt ra.
-Chương trình có thể giúp chúng ta giải quyết công việc chính xác, nhanh chóng, hiệu quả hơn.
trữ được kết quả của từng HS, khó hiệu chỉnh nếu nhập nhầm số...
NNLT nào cũng vậy, từ các giải thuật, các tổ chức giữ liệu ban đầu để cấu trúc nên chương trình.
Hỏi: Em hiểu như thế nào về giải thuật?
Ở bước này cần phải xác định rõ các yêu cầu của từng bài toán từ phía người sử dụng.
Chú ý:
-Phải cài đặt NNLT Pascal vào máy sau đó viết chương rình và lưu lại.
Hỏi: Tại sao cần phải lưu chuơng trình lại?
-Các chương trình lớn cần phải đưa vào sử dụng trong thực tế nhằm nhận được những phản hồi để có biện pháp sữa chửa thích hợp.
2./Các thành phần cơ bản cấu trúc nên chương trình:
Cấu trúc dữ liệu là hình thức tổ chức. quản lý dữ liệu, là mô phỏng cách tổ chức thông tin trong máy tính: Biến, phép toán...
Chương trình = cấu trúc dữ liệu + giải thuật
NNLT Pascal có cấu trúc điều khiển: Phép gán, cấu trúc tuấn tự, ẽ nhánh và lặp.
3./Những điều kiện cần thiết để xây dựng một chương trình bằng NNLT Pascal.
-Bước 1: Phân tích và đặc tả yêu cầu
-Bước 2: Thiết kế chương trình:
Dựa vào bước 1 để xác định nhiệm vụ từng giai đoạn trong chương trình, xây dựng thuật toán nào cho bài toán, xác định rõ biến cần sử dụng, chức năng của mỗi biến, cần sử dụng lệnh nào?...
-Bước 3: Viết chương trình
+Cài đặt phần Turbo Pascal vào máy +Viết chương trình xong lưu lại với tên bất kỳ, phần mở rộng là pas.
-Bước 4: Kiểm tra, thử nghiệm chương
trình .
Chạy thử chương trình để đánh giá chất lượng của hệ thống có phù hợp với yêu cầu của đề ra không.
Sau khi chạy thử chương trình nếu đúng về mặt cú pháp ta nhập và giá trị của các biến và xem kết quả có đúng với mục đích yêu cầu đề ra không.
4./Củng cố:
-Các thành phần cơ bản cấu trúc nên chương trình -Bốn bước để xây dựng một chương trình
5./Hướng dẫn dặn dò:
Bài 4: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH PASCAL ( 2 tiết ) I.Mục tiêu:
Giúp HS nắm được:
-Cấu trúc cơ bản của một chuơng trình Pascal
-Làm quen với môi trường làm việc của Turbo Pascal
II.Phương pháp:
-Thuyết trình, -Giảng giải, -Đàm thoại
III.Chuẩn bị:
-Giáo án, hệ thống câu hỏi -Sách lập trình Pascal căn bản
IV. Nội dung:
1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu các thành phần cơ bản cấu trúc nên chương trình
HS2: Nêu Những điều kiện cần thiết để xây dựng một chương trình bằng
NNLT Pascal.
3.Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN NỘI DUNG GHI BẢNG
Để viết được chương trình bằng NNTL Pascal thì chúng ta phải nắm được cấu trúc của chương trình.
Bây giờ chúng ta đi vào cụ thể từng phần một.
GV gọi 1 HS cho ví dụ cụ thể.
I.Cấu trúc của một chương trình Pascal
Một chương trình Pascal bao gồm 3 phần. -Tiêu đề chương trình -Khai báo -Thân chương trình 1./Tiêu đề chương trình Program Tênchương-trình; Ví dụ1: Program Chao; Ví dụ 2: Program Giaipt; *Chú ý:
-Giữa Program và tên chương trình có ít nhất một khoảng trắng.
-Tên chương trình đặt ngắn gọn và thể hiện được mục đích của chương trình. -Phần tiêu đề có thể có hoặc không.
2./Khai báo:
-Các thư viện cần dùng: Cung cấp một số
lệnh và hàm chuẩn cho người viết chương trình sử dụng.
Phần khai báo này có thể có hoặc không, nếu dùng phải theo quy tắc sau:
USES Tên-thư-viện; Ví dụ: USES CRT;
-Khai báo nhãn: LABEL Tên-nhãn; -Khai báo kiểu dữ liệu mới:
TYPE Tên kiểu = mô tả kiểu ; Tiết 40
GV gọi 1 HS lên bảng cho VD về hằng số.
GV hướng dẫn, giải thích cú pháp.
GV đưa ra VD và giải thích.
Hỏi: Ở phần khai báo của chương trình này khai báo phần gì?
Hỏi: Công thức tính tổng của hai số được viết như thế nào?
Hỏi: Hãy chỉ rõ từng phần của chương trình bên?
VD: Type Mau = (Xanh, đỏ); Type Tuổi = 1..100;
-Khai báo hằng:
CONST Tên hằng = giá trị VD: Const Pi = 3.14
-Khai báo biến số:
VAR Tên biến: Kiểu dữ liệu ;
Ví dụ: Var a: Integer ; Var a,b: Real ;
-Hai biến cùng kiểu được cách nhau bởi dấu phẩy ( , )
*Chú ý: Trong chương trình cần phần nào
thì khai báo phần đó nhưng phải theo đúng cú pháp và tuần tự của khai báo đó.
+Sau dấu chấm (.) kết thúc chương trình mọi câu lệnh đều không có ý nghĩa.
3./Thân chương trình
Chứa các lệnh để thực hiện nhiệm vụ, mục đích mà bài toán đề ra.
Begin
<Các câu lệnh>; End.
Ví dụ: Begin
Writeln(‘Chao cac ban’); Writeln(‘Toi hoc Pascal’); Readln;
End.
Đoạn lệnh trên sẽ cho phép xuất ra màn hình các dòng chữ:
Chao cac ban. Toi hoc Pascal
*Chú ý:
+Lệnh giữa Begin và End là lệnh đơn hoặc lệnh ghép. Nếu lệnh ghép thì các câu lệnh “con” nằm giữa cặp từ khoá Begin và end.
4./Ví dụ:
Program Tinhtong;
Var S: Real; a,b : Integer; Begin
Writeln (‘Nhập giá trị a,b’); Readln (a, b ); S: = a + b ;
Writeln(‘Tổng là : ‘ , S ); Readln;
End.
4./Củng cố
-Cấu trúc của một chương trình TP có 3 bước
+Tiêu đề chương trình , +Khai báo, +Thân chương trình
Bài 4: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH PASCAL (tt ) I.Mục tiêu:
Giúp HS nắm được:
-Cấu trúc cơ bản của một chuơng trình Pascal
-Làm quen với môi trường làm việc của Turbo Pascal -Các bước cơ bản khi xây dựng chương trình Pascal
II.Phương pháp:
-Thuyết trình -Giảng giải -Đàm thoại
III.Chuẩn bị:
-Giáo án, hệ thống câu hỏi -Sách lập trình Pascal căn bản
IV. Nội dung:
1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu các bước cần thiết khi xây dựng một chương trình bằng NNLT Pascal.
HS2: Cấu trúc của một chương trình Pascal gồm có mấy phần? Nêu cụ thể
từng phần.
3.Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN NỘI DUNG GHI BẢNG
Các em lưu ý rằng màn hình của Pascal tương tự màn hình của Turbo C nên khi khởi động vào TP cần phải chú ý điều này.
Hỏi: Các File làm tại TP có phần mở rộng là gì?
Khi nhấn Alt, trên màn hình sẽ xuất hiện câu hỏi bằng tiếng anh ( nếu ta chưa