Phân tích và đánh giá hình thức trả lương sản phẩm 1 Căn cứ trả lương khoán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả công tại công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí Hải Phòng (Trang 53 - 58)

1. Căn cứ trả lương khoán

Hiện nay, hình thức trả lương sản phẩm mà công ty áp dụng là hình thức lương khoán trực tiếp cho từng công nhân.

Căn cứ để công ty thực hiện hình thức trả lương khoán là:

- Luật doanh nghiệp và Luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam. - Điều lệ sửa đổi lần thứ 2 của công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 07/04/2007.

- Nghị định 204/2004/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2004 quy định chi tiết về chế độ tiền lương sản phẩm.

- Nghị định 205/2004/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2004 quy định về hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh.

Nguyên tắc trả lương khoán đó là khoán cho từng cá nhân người lao động thực hiện những công việc mang tính chất độc lập tương đối, có thể kiểm tra, nghiệm thu và định mức sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Với điều kiện sản xuất như hiện tại và theo quan điểm trả công của công ty, người lao động sẽ được trả công theo đơn giá cố định được quy định trong quy chế tiền lương của công ty.

Mức khoán tiền lương theo sản phẩm cho các bộ phận và các phần việc cụ thể tại xưởng sản xuất chi nhánh Bến Kiền được ban hành trong quy chế trả lương của công ty như sau:

+ Lưới 5 – 6 mm: mức khoán 120 đồng/kg + Lưới 3 – 4 mm: mức khoán 150 đồng/kg + Lưới 2 mm: mức khoán 220 đồng/kg

- Cắt cuộn (Thép cuộn các loại): Mức khoán 30 đồng/kg - Phần sắt hàn:

+ Hàn kết cấu thép, yêu cầu kĩ thuật không cao: 780 đồng/kg + Hàn dầm cầu trục: 1.130 đồng/kg

+ Hàn lắp ráp máy: 2.000 đồng/kg

+ Hàn, gò các chi tiết đường ống có bích, côn: 900 đồng/kg + Lắp dựng: 600 đồng/kg + Làm nhà mái tôn, xà gồ: 40.000 đồng/m2 - Phần bốc xếp thủ công: + Thép phế liệu: 30 đồng/kg + Thép khác: 20 đồng/kg + Chọn ống (số phải bốc xếp thực tế): 10 đồng/kg + Cắt ống đèn bằng hơi: 650 đồng/mạch

Như vậy, tiền lương sẽ được trả cho người lao động theo khối lượng công việc mà công nhân hoàn thành ghi trong phiếu giao khoán. Chế độ này được công ty khoán trực tiếp đến từng cá nhân sản xuất. Khi đó, tiền lương công nhân nhận được theo hình thức trả lương khoán tính theo công thức sau:

Tiền lương thực lĩnh = Khối lượng sản phẩm sản xuất ra x Đơn giá

Trên thực tế, hình thức lương khoán mà công ty đang thực hiện chỉ áp dụng khi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh yêu cầu, tức là khi nhận được nhiều đơn đặt hàng từ phía khách hàng thì công ty sẽ giao khoán tới người lao động để khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán chặt chẽ. Còn bình thường khi sản xuất các mặt hàng đại trà cung cấp ra thị trường thì công nhân thường không đạt được mức khoán trên 1.600.000 đồng/người, chính vì vậy phần lớn người lao động được hưởng mức lương thời gian.

Ví dụ 1: Bảng thanh toán lương khoán cho công nhân sản xuất trực tiếp tổ sắt hàn thuộc phân xưởng 1 tháng 12/2007 của công ty là:

Đơn vị: Đồng

STT Họ và tên Loại công việc Sản lượng (kg) Đơn giá Tổng số tiền được lĩnh BHXH+ BHYT Phụ cấp Thực lĩnh

1 Nguyễn Quốc Liệu Hàn kết cấu thép thép 1.550 780 1.209.000 88.740 200.000 1.320.260 2 Nguyễn Văn Khiêm Hàn dầm cầu trục 1.032 1.130 1.166.160 80.388 200.000 1.285.772 3 Hoàng Văn Dân Hàn lắp ráp

máy 868 2.000 1.736.000 58.166 100.000 1.777.834 4 Nguyễn Đình Thắng Hàn kết cấu thép 1.425 780 1.111.500 0 1.111.500

( Nguồn: Trích bảng thanh toán lương khoán tổ sắt hàn phân xưởng 1– công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí tháng 12/2007 )

Xét công nhân Liệu: Trong tháng 12/2007 thực hiện công việc hàn dầm cầu trục đạt mức sản lượng 1.550 kg. Khi đó:

Tiền lương thực lĩnh = Sản lượng x Đơn giá + phụ cấp – (BHXH+BHYT) = 1.550 x 780 + 200.000 – 88.740 = 1.320.260 đồng Do mức tiền lương công nhân Liệu không quá 1.600.000 đồng nên anh ta sẽ được hưởng lương thời gian như đã tính ở trên.

Như vậy, hình thức trả lương khoán mà công ty đang thực hiện có một số điểm đáng chú ý sau:

- Hình thức trả lương này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi công tác theo dõi, kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành thực hiện nghiêm túc, biên bản giao khoán chặt chẽ.

- Tác dụng khuyến khích người lao động làm việc chưa cao do họ vẫn nhận được tiền lương theo thời gian nếu không đạt mức lương theo quy định.

2. Kết quả trả lương theo sản phẩm

Bảng 11: Kết quả trả lương sản phẩm công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí năm 2005, 2006, 2007

Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Tổng quỹ

tiền lương Triệu 1049.12 100 2130.55 100 4243.69 100

2 Quỹ tiền Quỹ tiền lương sản phẩm Triệu 526 50.14 925.19 43.42 1352.71 31.88 3 Tổng lao động Người 557 100 635 100 753 100 4 LĐ hưởng lương sản phẩm Người 203 36.45 421 26.49 504 19.90 5 TL bq hưởng theo sản phẩm Triệu/ng 2.59 137.83 2.20 65.40 2.68 47.59

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán – công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí năm 2005, 2006, 2007 )

Như vậy, kết quả trả lương sản phẩm của công ty có một số điểm đáng chú ý sau:

- Quỹ tiền lương sản phẩm của công ty không ngừng tăng qua các năm, cụ thể tăng từ hơn 500 triệu (2005) lên hơn 1,3 tỷ (2007); tuy nhiên tốc độ tăng của quỹ lương sản phẩm lại giảm so với tốc độ tăng của tổng quỹ tiền lương (giảm từ 50,14% năm 2005 xuống 31,88% năm 2007). Đây là một điểm bất hợp lý mà công ty cần điều chỉnh sao cho tỉ lệ tăng quỹ tiền lương sản phẩm và tổng quỹ tiền lương tỉ lệ thuận, khi đó hệ thống trả công của công ty mới thực sự có hiệu quả.

- Tiền lương bình quân của lao động hưởng lương sản phẩm nhìn chung cũng đã đảm bảo cuộc sống cho họ (tăng từ 2,5 triệu/người lên 2,68 triệu/người), so sánh trong tương quan với bộ phận thuộc khối văn phòng cũng không có sự chênh lệch đáng kể.

3. Đánh giá ưu, nhược điểm của hình thức trả lương sản phẩm3.1. Ưu điểm 3.1. Ưu điểm

- Hình thức khoán này sẽ thực sự phát huy tác dụng thực sự của nó khi công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng với những yêu cầu khắt khao về thời hạn cũng như chất lượng sản phẩm.

- Công ty thông qua việc thực hiện kết hợp trả lương thời gian cho những công nhân không đảm bảo mức khoán theo quy định cũng đã thể hiện được sự quan tâm nhất định tới người lao động.

- Mức khoán được quy định cụ thể, rõ ràng để công nhân trực tiếp sản xuất và cán bộ quản lý lấy đó là căn cứ tính lương công khai, minh bạch, dễ quản lý. Mặt khác vẫn đảm bảo nguyên tắc tiền lương người lao động nhận được từ hình thức lương khoán sẽ cao hơn so với công nhân nhận lương từ hình thức lương thời gian.

- Hình thức khoán sẽ khuyến khích người lao động hoàn thành công việc trước thời hạn và đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng khoán, tức là đã kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân.

3.2. Nhược điểm

- Tác dụng khuyến khích người lao động làm việc không cao bởi tiền lương nhận được nếu không vượt quá 1.650.000 đồng/người thì họ vẫn được hưởng lương thời gian, chính vì vậy có những người lao động sẽ không tích cực làm việc.

- Yêu cầu của hình thức lương khoán là khi tính toán đơn giá phải chính xác và tỉ mỉ dựa trên cơ sở của định mức lao động khoa học, song trên thực tế công tác định mức lao động của công ty không được tiến hành một cách bài bản và chính xác. Do đó, đơn giá mà công ty đang thực hiện đối với hình thức này chỉ mang tính chính xác tương đối, phù hợp với tương quan mặt bằng chung của các công ty khác trên thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả công tại công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí Hải Phòng (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w