kế hoạch và cần có chiến lược được xây dựng cụ thể, được nghiên cứu, xem xét gắn với thực tế của công ty kiểm toán hoặc gắn với các chế tài kiểm toán tại nước ta, được đào tạo cho các KTV. Do đó, việc hoàn thiện cần hướng tới các vấn đề sau:
- Hoàn thiện phải phù hợp với mục tiêu quản lý và chiến lược phát triển của công ty.
- Hoàn thiện phải phù hợp với văn hóa và điều kiện thực tiễn tại công ty. - Hoàn thiện phải đảm bảo khoa học, hiệu quả, đơn giản, dễ áp dụng, tiết kiệm.
- Hoàn thiện phải gắn với quá trình đào tạo thường xuyên những hiểu biết về thủ tục phân tích đối với đội ngũ KTV của công ty.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toánBáo cáo tài chính: Báo cáo tài chính:
Để hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính thì bước đầu tiên là phải hoàn thiện quy chế của công ty kiểm toánvề quy trình thực hiện thủ tục phân tích. Đặc biệt đối với một công ty kiểm toán còn khá non trẻ và đội ngũ nhân viên nghiệp vụ chưa dày dạn kinh nghiệm kiểm toán như VNAC, thì việc xây dựng một quy chế đầy đủ về việc áp dụng thủ tục phân tích như thế nào, hoặc việc xây dựng một mẫu biểu các tình huống trong vận dụng thủ tục phân tích do KTV có kinh nghiệm thuật lại, hoặc do các chuyên gia kiểm toán nghiên cứu sẽ trở thành tài liệu bổ ích cho sự tham khảo của các KTV mới vào nghề. Nếu công ty chỉ đưa ra một quy trình vận dụng thủ tục phân tích chung chung như trên, thì sẽ làm cho KTV chưa có kinh nghiệm bỡ ngỡ với việc sử dụng thủ tục phân tích trong từng tình huống cụ thể, hoặc họ sẽ thực hiện dập khuôn các phép tính chênh lệch, tỷ suất mà không hề biết được ý nghĩa của các kết quả tính được.
Ngoài ra, tại công ty cần thường xuyên có những buổi đào tạo về việc vận dụng thủ tục phân tích như thế nào trong kiểm toán Báo cáo tài chính, để các KTV có kinh nghiệm có thể truyền đạt lại cho các KTV chưa có kinh nghiệm, hoặc để các KTV cùng nhau thảo luận về từng tình huống cụ thể trong việc vận dụng thủ tục phân tích ở những cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cụ thể, để mỗi KTV có thể rút ra kinh nghiệm trong các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tiếp theo.
•Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính:
- Trong phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của giai đoạn này, KTV đã thực hiện so sánh số chênh lệch giữa năm kiểm toán với năm trước đó để xem xét các biến động, đồng thời KTV cũng sử dụng một cách đa dạng các tỷ suất phân tích thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, việc so sánh chênh lệch mới ở mức so sánh các chỉ tiêu tổng hợp như: Hàng tồn kho thuần, phải thu thuần, TSCĐ thuần… mà không chi tiết thành từng khoản chính và khoản điều chỉnh như: Hàng tồn kho và Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, Phải thu khách hàng, phải thu khác, và Dự phòng nợ phải thu khó đòi, Nguyên giá TSCĐ và Khấu hao TSCĐ… Như chúng ta đã biết, sử dụng thủ tục phân tích hiệu quả thì cần phải chi tiết hóa các con số hợp thành, càng chi tiết thì thủ tục phân tích càng trở nên có hiệu quả hơn. Vì thế, khi thực hiện so sánh số dư khoản mục, nghiệp vụ, KTV nên chi tiết các khoản trên để có thể thấy rõ được biến động của khoản tổng hợp nguyên nhân là do biến động của khoản mục nào gây ra.
- Trong thực hiện phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính, KTV cũng đã sử dụng dấu ngoặc đơn ( ) để thể hiện giá trị ghi Có của khoản mục hoặc của nghiệp vụ. Điều này là không hợp lý, vì nó sẽ gây nhầm lẫn giữa các số dư Có của khoản mục, nghiệp vụ với số chênh lệch âm của khoản mục, nghiệp vụ đó. Khi thực hiện phân tích biến động thì ta chỉ quan tâm tới khoản mục về giá trị của nó chứ không cần quan tâm và nhấn mạnh là số dư Nợ hay dư Có vì vậy, việc phân biệt số dư Có bằng dấu ngoặc đơn ( ) là không cần thiết.
- Trong việc sử dụng các tỷ suất, tuy KTV của VNAC đã thực hiện nhiều phép tính tỷ suất song lại không nêu lên được ý nghĩa của các tỷ suất đó, và có nhiều tỷ suất được coi là quan trọng thì KTV không đưa vào sử dụng như: Tỷ suất chi phí khấu hao/ Tổng TSCĐ, Tỷ suất CPBH, CPQL/ Doanh thu, Tỷ suất Tổng quỹ lương/ Tổng số nhân viên… Công việc này chủ yếu dựa vào sự nhạy bén của KTV và kiến thức mà KTV có về hoạt động kinh doanh cũng như kiến thức phân tích. Công ty cần có nhiều hơn các buổi họp, buổi đào tạo, thảo luận về các tình huống của khách hàng để KTV không bị sử dụng dập khuôn các biểu mẫu.
- Trong thực hiện phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính là một bước quan trọng để xác định các bước đi tiếp theo của cuộc kiểm toán nhưng tại VNAC, thủ tục phân tích sơ bộ báo cáo tài chính chỉ dừng lại ở việc tính toán và giải thích sơ bộ chứ không hề đưa ra kết luận, hay những bước đi cụ thể trong việc kiểm toán tiếp theo đối với khoản mục, nghiệp vụ đó. Như vậy, kết quả của phần này sẽ không giúp ích cho phần sau. Do đó, KTV cần thực hiện tổng quát những công việc cần làm hoặc cần tập trung trong phần tiếp theo sau khi thực hiện phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của công ty khách hàng và tìm ra được các khoản biến động lớn, bất thường.
•Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính: Trong giai đoạn này, việc xây dựng mô hình phân tích là khá quan trọng. Trong đó, với mỗi mô hình phân tích thì KTV nên xác định rõ các biến trong mô hình và cần phải xác nhận mức độ độc lập và tin cậy của các thông tin dữ liệu được đưa vào mô hình vì thông tin đưa vào mô hình có độc lập thì kết quả của việc sử dụng mô hình mới đáng tin cậy để có thể đem ra so sánh và đánh giá giá trị ghi sổ kế toán của khách hàng.
•Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và hình thành Báo cáo kiểm toán: Giai đoạn này ở VNAC mới chỉ mang tính hình thức, nó là việc xem xét và kiểm tra lại quá trình phân tích của KTV trước đó. Để có thể đánh giá chính xác hơn những bất cập trong quá trình kiểm toán báo cáo
tài chính của khách hàng, thì KTV chủ nhiệm hoặc thành viên Ban giám đốc phụ trách khách hàng nên thực hiện độc lập lại việc phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của khách hàng để có cái nhìn tổng quát hơn và so sánh nhận xét của mình đối với nhận xét, lời giải thích mà KTV thực hiện để xem đã hợp lý hay chưa.
Tóm lại, hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính sẽ làm cho cuộc kiểm toán đạt chất lượng hơn, tiết kiệm hơn cả về thời gian và chi phí. Để làm được điều này thì bản thân mỗi công ty kiểm toán cần phải thực hiện nâng cao kiến thực thực tế cũng như lý luận về thủ tục phân tích cho đội ngũ KTV của chính công ty.
KẾT LUẬN
Tóm lại, qua quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài “Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam thực hiện” em đã học hỏi và củng cố thêm nhiều kiến thức lý luận cũng như
kiến thức thực tế về thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Qua đó, em đã tìm hiểu thêm nhiều lý luận về thủ tục phân tích trong giáo trình kiểm toán tài chính – Trường Đại học kinh tế quốc dân, cũng như trong chuẩn mực kiểm toán Việt nam để nhìn nhận tổng quát vai trò của thủ tục phân tích, cách thức vận dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính. Đồng thời, dưới sự hướng dẫn của các anh chị trong phòng nghiệp vụ của công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam, em cũng đã được tìm hiểu, đi thực tế, và đọc các tài liệu về việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty, cũng như xem xét hồ sơ kiểm toán về cách thức vận dụng thủ tục phân tích đối với một số khách hàng cụ thể. Qua đó, em đã thấy được cách thức vận dụng cụ thể tại các khách hàng của công ty, đồng thời thấy rõ được sự giống nhau cũng như khác nhau trong cách thức vận dụng thủ tục phân tích tại các khách hàng khác nhau, từ đó em có thể hiểu rõ hơn phần nào về quy trình vận dụng chung của công ty về thủ tục phân tích, và dựa trên cơ sở đó em đã rút ra một số ưu điểm cũng như nhược điểm trong quá trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại VNAC để thấy rõ hơn như thế nào là việc vận dụng thủ tục phân tích để đem lại tính kinh tế, tính hiệu quả, và tính hiệu năng của cuộc kiểm toán của một công ty kiểm toán. Trên phương diện nhìn nhận cá nhân, em cũng đã mạnh dạn đưa ra một số phương hướng nhằm hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại VNAC.
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cô giáo – Th.S Nguyễn Thị Mỹ cùng các anh chị cán bộ trong phòng nghiệp vụ công ty VNAC để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC