kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam:
•Việc sử dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại VNAC được đánh giá là khá linh hoạt song lại không đem lại hiểu quả cao. Đặc biệt là trong khâu phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì việc sử dụng các thủ tục phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất đa số chỉ dừng lại ở việc tính toán ra các chênh lệch, các tỷ lệ và các chênh lệch, các tỷ lệ chỉ được đánh giá nếu nó được thực hiện bởi KTV có kinh nghiệm và khả năng phán đoán. Thông thường, nếu các chênh lệch và các chỉ tiêu được sử dụng hiệu quả thì nó sẽ trở thành những “con số biết nói” và bản thân nó sẽ bộc lộ
rất nhiều thông tin tài chính của doanh nghiệp khách hàng. Song tại VNAC, là một công ty quy mô nhỏ và mới thành lập nên đội ngũ KTV chủ yếu là các KTV còn non trẻ và qua tìm hiểu em thấy công ty chưa có nhiều đợt đào tạo cho KTV về các kỹ năng nhận biết ý nghĩa của các chênh lệch cũng như các tỷ lệ trong việc thực hiện các thủ tục phân tích để phân tích sơ bộ báo cáo tài chính. Do đó có thể coi nhiều con số trong khâu thực hiện phân tích sơ bộ báo cáo tài chính đã trở thành những “con số chết”. Bên cạnh đó, việc sử dụng thủ tục phân tích trong khâu soát xét Báo cáo tài chính của giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán tại VNAC chỉ mang tính thủ tục. Thực chất các thủ tục này không được tiến hành độc lập bởi KTV chủ nhiệm hay bởi Thành viên Ban giám đốc phụ trách khách hàng mà nó chủ yếu là việc xem xét, kiểm tra lại các bước đã được thực hiện trong các giai đoạn trước đó.
•Trong việc thực hiện phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính, VNAC đã sử dụng dấu ngoặc đơn ( ) để thể hiện số dư có của các chỉ tiêu và khoản mục. Điều này dễ dẫn đến việc nhầm lẫn cho người sử dụng về số ghi âm của các chỉ tiêu, khoản mục. Bên cạnh đó, việc thực hiện phân tích sơ bộ không tách biệt các chỉ tiêu chính và các chỉ tiêu điều chỉnh (ví dụ như tách biệt khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho với hàng tồn kho, tách biệt khấu hao TSCĐ với TSCĐ…). Do đó, mà qua phân tích sơ bộ không thể thấy rõ được biến động của từng khoản mục chính hay biến động của các chỉ tiêu điều chỉnh. Ngoài ra, việc giao cho KTV chưa có kinh nghiệm trong phán đoán khả năng sai phạm thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ báo cáo tài chính đã tạo thành nguyên nhân biến các con số chênh lệch thành những “con số chết” không thể hiện điểm gì trong khâu thực hiện hạch toán kế toán của khách hàng. Chẳng hạn như khoản mục hàng tồn kho của ThiKeCo, khoản mục nợ ngắn hạn, nghiệp vụ doanh thu, chi phí quản lý, chỉ tiêu số ngày thu hồi công nợ phải thu, vòng quay tổng tài sản thể hiện biến động tương đối nhiều nhưng trên thực tế KTV chỉ thực hiện tính toán ra các chênh lệch và các chỉ tiêu này chứ không thực hiện tìm hiểu nguyên nhân giải thích cho chênh lệch và biến động đó. Nói cách khác, việc tính toán này nếu không được KTV thực hiện tìm hiểu nguyên nhân thì nó sẽ trở thành bước công việc thừa, làm tốn thời gian, chi phí, do đó sẽ không đúng với bản chất
vốn có của thủ tục phân tích là rút ngắn phạm vi thu thập bằng chứng, số lượng thủ tục kiểm toán chi tiết và do đó rút ngắn thời gian cũng như chi phí kiểm toán.
•Việc sử dụng mô hình phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán là tương đối đa dạng song việc sử dụng đúng mục đích của thủ tục phân tích thì lại chưa hiệu quả. Chẳng hạn đối với việc KTV sử dụng mô hình phân tích để tính ra số dư tiền ngoại tệ theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm cuối năm, sau đó đối chiếu với số dư ngoại tệ ghi sổ của công ty với mục đích xem xét xem công ty khách hàng có thực hiện đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá cuối năm hay không là không hợp lý.