Do ThiKeCo là khách hàng năm đầu tiên của công ty và theo tìm hiểu ban đầu về khách hàng thì KTV cũng nắm bắt được ThiKeCo là khách hàng có ban kiểm soát và có sự kiểm soát của bên ngoài là Bộ quốc phòng. Do đó, KTV tăng cường các thủ tục phân tích để đánh giá tính hợp lý trong kiểm soát đối với các khoản mục. Tuy nhiên, trong việc thực hiện các trắc nghiệm cơ bản đối với một số khoản mục, KTV vẫn sử dụng kết hợp với các mô hình phân tích để ước tính hoặc tính toán lại số dư của các khoản mục đó nhằm thực hiện kiểm tra và đối chiếu số dư khoản mục đó theo Báo cáo tài chính. Thủ tục phân tích trong thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với công ty ThiKeCo được thực hiện như sau:
• Đối với khoản mục Tiền, KTV sử dụng các thủ tục phân tích sau: - Đánh giá tổng quát về hệ thống kiểm soát đối với TK Tiền
Đánh giá mức độ hợp lý, phù hợp của chính sách kế toán đối với TK Tiền
Sau khi tiến hành kiểm tra, KTV nhận thấy chính sách kế toán mà công ty áp dụng và phương pháp hạch toán phù hợp với chính sách kế toán hiện hành, tuân theo quyết định 15 của Bộ Tài Chính. Hạch toán vốn bằng tiền đơn vị sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là VNĐ
Tài khoản tiền được hạch toán trên cơ sở thực thu, thực chi
Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt, Công ty đã có đầy đủ phiếu thu, chi và có đầy đủ chữ ký của người giao, người nhận theo quy định của chứng từ kế toán. Cuối kỳ kế toán công ty đã thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt
Quy trình quản lý thu chi tiền
Khi phát sinh các khoản thu, chi tiền, kế toán quỹ tiền mặt sẽ thực hiện ghi chép lần lượt, liên tục tương ứng với từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
- Dựa vào tỷ giá ngoại tệ cuối năm theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng để ước tính số dư ngoại tệ theo Việt nam đồng như sau:
Ngân hàng Theo sổ sách Theo KTV Chênh lệch
USD EURO T.G Thành tiền USD EURO T.G Thành tiền U EU TT
N.H ngoại thương 62.216,13 22,496 1.399.614.000 62.216,13 22,496 1.399.614.000 - - -
3.262,16 16,977 55.381.690 3.262,16 16,977 55.381.690 - - -
Ngân hàng đầu tư 241.593,03 16,977 4.101.524.870 241.593,03 16,977 4.101.524.870 - - -
Biểu 07 – Bảng đánh giá ngoại tế theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng công ty ThiKeCo
Kết luận: So sánh kết quả ghi sổ và ước tính của KTV cho thấy tại thời điểm cuối năm công ty có tiến hành đánh giá lại
• Đối với khoản mục phải thu khách hàng, KTV sử dụng những thủ tục phân tích sau:
- Đánh giá tổng quát về hệ thống kiểm soát đối với TK phải thu khách hàng
Nội dung phát sinh của các khoản phải thu khách hàng
Trình tự, phương pháp và bút toán hạch toán khoản phải thu khách hàng: Nợ TK 131
Có TK 511 Có TK 333
Nhìn chung các khoản phải thu khách hàng đều được công ty hạch toán hợp lý. Đến thời điểm 31/12/2008, công ty chưa thực hiện đối chiếu đầy đủ các khoản phải thu khách hàng. KTV đề nghị công ty nhanh chóng thực hiện đối chiếu công nợ với các bên liên quan để đảm bảo các khoản công nợ được ghi nhận đúng, đầy đủ và hợp lý. Tránh rủi ro khi có phát sinh tranh chấp.
Công ty tiến hành theo dõi các khoản công nợ theo các đối tượng là: Xí nghiệp cơ khí, mạ, Xí nghiệp khảo sát, Tư vấn thiết kế, xây dựng
• Đối với khoản mục hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho, KTV sử dụng thủ tục phân tích sau đây:
- Đánh giá tổng quát về hệ thống kiểm soát đối với TK hàng tồn kho
Tìm hiểu nội dung khoản mục Hàng tồn kho
Khoản mục Hàng tồn kho của công ty chủ yếu bao gồm: Nguyên vật liệu
Mô tả quy trình quản lý Hàng tồn kho, xuất nhập Hàng tồn kho của khách hàng
Nguyên tắc ghi nhận Hàng tồn kho của công ty là ghi nhận theo giá mua thực tế. Khi hàng về, thủ kho thực hiện kiểm tra sau đó căn cứ vào hóa đơn mua hàng để ghi chép theo danh mục từng loại hàng mua. Hầu hết hàng mua về sẽ được xuất ngay cho nên cuối năm Hàng tồn kho chỉ có nguyên vật liệu. Khi xuất vật tư hàng hóa, kế toán áp dụng phương pháp tính giá đích danh. Nhìn chung, phương pháp tính giá xuất kho là nhất quán và phù hợp với phương pháp tính giá mà công ty đã đưa ra. Quy trình xuất vật tư, thủ kho căn cứ vào đề nghị mua vật tư, phụ tùng thay thế, đơn
đặt hàng đã được phê duyệt để cấp cho từng phòng, phân xưởng để tiến hành xuất kho. Khi kiểm tra chọn mẫu một số phiếu xuất kho, KTV nhận thấy phiếu xuất kho có chữ ký nhận của thủ kho và người nhận hàng.
Đánh giá công tác quản lý và hạch toán kế toán đối với Hàng tồn kho
Khi nhập nguyên vật liệu, cán bộ phụ trách mảng này sẽ căn cứ vào hóa đơn chứng từ mua hàng về để ghi phiếu nhập kho. Đến thời điểm 31.12.2008 công ty đã thực hiện kiểm kê hàng tồn kho. KTV đã thực hiện phỏng vấn khách hàng về công tác kiểm kê, KTV nhận thấy công tác hạch toán kế toán hàng tồn kho là chặt chẽ và phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Đến cuối năm tài chính, công ty chưa thực hiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho một số vật tư tồn kho
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Phương pháp kê khai thường xuyên
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tại công ty, khi hàng mua về sẽ được xuất ngay. Cuối năm, hàng tồn kho chủ yếu gồm Nguyên vật liệu. Riêng chỉ có cáp ĐK CWS 10*2.5mm2 về nhưng chưa sử dụng hết trong năm, nhưng sẽ được sử dụng cho các năm tới. Nhìn chung, Hàng tồn kho của công ty được luân chuyển thường xuyên và liên tục, không có hiện tượng tồn kho lâu năm và giảm giá trên thị trường. Do đó, xét trên khía cạnh trọng yếu, công ty không cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong kỳ này
• Đối với khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ, KTV sử dụng các thủ tục phân tích sau đây:
- Đánh giá công tác quản lý TSCĐ:
Tổng quan về TSCĐ của doanh nghiệp: Loại tài sản và nhóm tài sản…
Công ty thực hiện phân loại TSCĐ thành bốn nhóm tài sản là: máy móc thiết bị, Phương tiện vận tải, Thiết bị dụng cụ quản lý, TSCĐ khác. Nhìn chung việc phân loại các nhóm tài sản này của công ty là hợp lý.
Kiểm kê TSCĐ cuối năm: Tổ chức thực hiện, thực hiện…
Vào thời điểm 31/12/2008 công ty đã thực hiện kiểm kê TSCĐ. Có quyết định thành lập hội đồng kiểm kê, báo cáo kiểm kê có đầy đủ chữ ký của Ban tham gia kiểm kê. Đối với TSCĐ đã khấu hao hết, công ty chưa thực hiện thủ tục thanh lý mà vẫn sử dụng và theo dõi nguyên giá của các TSCĐ này.
Quản lý TSCĐ: Thẻ TSCĐ, hồ sơ tài sản cố định…
Công ty đã thực hiện theo dõi thẻ TSCĐ của từng TSCĐ theo quy định. Các chứng từ, tài liệu liên quan đến TSCĐ đang được lưu cùng tập chứng từ thanh toán. Theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về quản lý và trích khấu hao TSCĐ: Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có một bộ hồ sơ riêng (Gồm biên bản giao nhận tài sản, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan). KTV đề nghị công ty lập hồ sơ TSCĐ theo đúng quy định về quản lý TSCĐ
Thông tin về phương pháp tính khấu hao TSCĐ
TSCĐ hữu hình được công ty thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Đồng thời công ty cũng thực hiện trích khấu hao theo ngày ghi tăng TSCĐ
Đánh giá tính nhất quán trong việc tính khấu hao TSCĐ
Nhìn chung công ty thực hiện tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng trong cả năm tài chính. Không có sự thay đổi bất thường nào trong quá trình trích khấu hao của công ty.
Các vấn đề cần ghi thư quản lý
Theo danh sách TSCĐ sử dụng của công ty có nhiều TSCĐ có nguyên giá dưới 10 triệu VNĐ, đã khấu hao hết, ví dụ như: máy tính C1.1 có nguyên giá 3.478.667 Đồng, máy đóng sách II nguyên giá 5.200.000 Đồng…Theo chuẩn mực 04 “TSCĐ hữu hình” những Tài sản này chưa đủ tiêu chuẩn để ghi nhận vào TSCĐ hữu hình. Do những Tài sản này đến thời điểm 31/12/2008 đã thực hiện khấu hao hết nên KTV không thực hiện phân loại lại những tài sản này. KTV đề nghị bộ phận kế toán
cần nghiêm túc trong việc thực hiện hạch toán và ghi nhận TSCĐ hữu hình theo đúng chuẩn mực 04 “TSCĐ hữu hình” và các quy định liên quan khác.
Tuy nhiên, trong đó TSCĐ Pentyum III450 có nguyên giá 6857.143Đồng (Giá trị còn lại 2.095.231Đồng), KTV thực hiện phân loại lại như sau:
Nợ TK 242 :2.095.231 Có TK 211:2.095.231
- Xây dựng mô hình phân tích để ước tính khấu hao TSCĐ và so sánh với giá trị ghi sổ của công ty ThiKeCo: KTV thực hiện chọn mẫu một số tài sản và thực hiện ước tính khấu hao năm 2008 căn cứ vào nguyên giá và thời gian sử dụng ước tính như sau:
STT Tên tài sản Nguyên giá TG K.H K.H 2008 KTV Chênh lệch
1 Xe ôtô Misubishi Jolie 318.290.000 7 33.392.796 45.470.000 (12.077.204)
2 Xe ôtô Espro - Daw 299.084.000 6 27.406.776 49.847.333 (22.440.557)
3 Nhà làm việc hai tầng Lương Thế Vinh
454.975.767 7 74.233.860 64.996.538 9.237.322
4 Xe ôtô Mersedes 452.109.200 8 47.497.968 56.513.650 (9.015.682)
5 Nhà làm việc 5 tâng 411 Kim mã
3.375.540.000 25 87.519.108 135.021.600 (47.502.492)6 Xe ôtô Mazda màu ghi 318.000.000 6 12.084.000 53.000.000 (40.916.000) 6 Xe ôtô Mazda màu ghi 318.000.000 6 12.084.000 53.000.000 (40.916.000) 7 Nhà cho thuê 3 tầng 2.368.800.000 7 97.832.004 338.400.000 (240.567.996)
8 Nhà ăn 68.850.000 5 10.978.896 13.770.000 (2.791.104)
9 Xe cẩu 3567 262.350.000 5 12.056.808 52.470.000 (40.413.192)
10 Xe ôtô Leganza - Daewo 468.836.000 6 42.900.156 78.139.333 (35.239.177)
11 Máy in HPDE signet 500 - 42 55.553.950 5 11.110.800 11.110.790 10
Tổng giá trị chọn mẫu - - 457.013.172 898.739.245 (441.726.073)
Tổng giá trị - - 588.975.057 - -
Tỷ lệ chọn mẫu - - 78% - -
Giải thích chênh lệch: Do kế toán thực hiện trích khấu hao các năm trước không nhất quán và phù hợp với chính sách phân bổ khấu hao của công ty đưa ra. Ví dụ: Nhà làm việc 5 tầng Kim mã có nguyên giá 3.375.540.000 VNĐ với thời gian khấu hao là 25 năm thì theo phương pháp khấu hao đường thẳng mà công ty sử dụng số khấu hao phải trích năm nay là 135.021.600 VNĐ nhưng theo sổ kế toán là 87.519.108 VNĐ.
Kiểm tra chọn mẫu 78% giá trị sổ sách và KTV đưa ra bút toán điều chỉnh sau Nợ TK 627: 441.726.073
Có TK 214: 441.726.073
Kết luận: Sau khi điều chỉnh Khấu hao TSCĐ phản ánh trung thực, hợp lý • Thủ tục phân tích đối với nguồn vốn và các quỹ được thực hiện như sau: - KTV thực hiện kiểm tra tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển như sau:
Chỉ tiêu Số tiền
Dư đầu kỳ (01/01/2008) 1.521.149.086
Phát sinh tăng 1.772.458.168
- Trích quỹ đầu tư 6tháng năm 2008 712.818.178
- Trích quỹ đầu tư (30%) 1.059.639.990
Phát sinh giảm 555.333.172
- Kết chuyển nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 321.211.000
- Kết chuyển nguồn vốn mua TSCĐ 234.122.172
Dư cuối kỳ (31/12/2008) 2.738.274.082
Lũy kế tỷ lệ trích lập 2.738.274.082/5.908.193.895 = 46%
Tỷ lệ trích lập trong kỳ 1.772.458.168/5.908.193.895 =30%
Biểu 09 – Tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển công ty ThiKeCo
Kết luận: Tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển là phù hợp với nghị định 109 và
điều lệ hội đồng cổ đông.
Chỉ tiêu Số tiền
Dư đầu kỳ (01/01/2008) 576.164.390
Phát sinh tăng 590.819.389
- Trích quỹ dự phòng tài chính 6tháng năm 2008 237.606.059
- Trích quỹ dự phòng tài chính (30%) 353.213.330
Dư cuối kỳ (31/12/2008) 1.157.983.779
Lũy kế tỷ lệ trích lập 1.157.983.779/5.908.193.895 =20% Tỷ lệ trích lập trong kỳ 590.819.389/5.908.193.895 =10%
Biểu 10 – Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng tài chính công ty ThiKeCo
Kết luận: Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng tài chính là phù hợp với nghị định 109
và điều lệ hội đồng cổ đông.
- Kiểm tra tỷ lệ trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Chỉ tiêu Số tiền Dư đầu kỳ (01/01/2008) 915.494.530 Phát sinh tăng 1.262.906.644 Phát sinh giảm 1.392.945.347 Dư cuối kỳ (31/12/2008) 785.455.827 Lũy kế tỷ lệ trích lập 785.455.827/5.908.193.895 = 13% Tỷ lệ trích lập trong kỳ 1.262.906.644/5.908.193.895 =21%
Biểu 11 – Tỷ lệ trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi công ty ThiKeCo
Kết luận: Tỷ lệ trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi là phù hợp với nghị định
109 và điều lệ hội đồng cổ đông.
•Thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục lãi gộp:
- Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát đối với khoản mục lãi gộp:
Năm Doanh thu Giá vốn Tỷ lệ lãi gộp (%)
Năm 2007 30.690.336.990 23.027.822.045 24,97% Năm 2008 33.186.591.014 24.501.818.671 26,17%
Biểu 12 – Tỷ lệ lãi gộp công ty ThiKeCo
Kết luận: Tỷ lệ lãi gộp không có biến động bất thường
• Thực hiện thủ tục phân tích đối với CPBH và CPQL:
- Đánh giá tổng quát hệ thống kiểm soát với khoản mục CPBH và CPQL
CPBH
khoản chi để tổ chức hội nghị, lễ kỉ niệm thành lập công ty. Thực tế công ty không có bộ phận bán hàng.
CPQL
Bao gồm chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
- Thực hiện so sánh CPBH, CPQL với doanh thu:
STT Khoản mục Số tiền CPBH/Doanh thu CPQL/Doanh thu
I Năm 2007 0,08% 8,46% 1 CPBH 25.836.600 2 CPQL 2.595.782.740 3 Doanh thu 30.690.336.990 II Năm 2008 0,3% 9,68% 1 CPBH 99.188.950 2 CPQL 3.212.751.292 3 Doanh thu 33.186.591.014 Chênh lệch 0,22% 1,22%
Biểu 13 – So sánh CPBH, CPQL với Doanh thu công ty ThiKeCo
Kết luận: Tỷ lệ CPBH/ Doanh thu và tỷ lệ CPQL/ Doanh thu phát sinh năm
2008 cao hơn so với năm 2007 không đáng kể, nguyên nhân là do doanh thu năm 2008 cao hơn. Các tỷ lệ trên không có biến động bất thường.
2.1.2.2. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với công ty Transmed:
Việc xây dựng mô hình phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với khách hàng Transmed được thiết lập đối với các khoản mục sau:
•Đối với khoản mục hàng tồn kho: Do năm 2006 công ty Transmed mới bắt đầu hoạt động và công ty này hoạt động trong lĩnh vực chủ yếu là mua bán thiết bị y tế và cung cấp các dịch vụ bảo hành, sửa chữa các thiết bị này, nên cuối năm 2006 không có hàng tồn kho nên KTV không thể sử dụng phân tích ngang (so sánh với số dư năm trước) để đánh giá biến động của khoản mục này. Trong trường hợp này số dư khoản mục hàng tồn kho được xác định là kết quả của nghiệp vụ nhập trừ đi nghiệp vụ xuất và trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho, KTV đã thực hiện rà soát lại hệ thống kiểm soát đối với hàng tồn kho, nghiệp vụ nhập, xuất, lập dự phòng
trong năm để đảm bảo độ tin cậy hơn cho số dư cuối kỳ của khoản mục hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán. Công việc này được thực hiện như sau:
- Qua kiểm tra hệ thống kiểm soát đối với khoản mục hàng tồn kho, KTV phát hiện phương pháp tính giá xuất kho hiện tại mà công ty áp dụng là phương pháp