Đánh giá chung về ưu điểm của việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam:

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam thực hiện (Trang 66 - 68)

cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam:

3.1.1. Đánh giá chung về ưu điểm của việc vận dụng thủ tục phân tích trongkiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam: kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam:

•Trong việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại VNAC đã thể hiện nhiều ưu điểm. Ưu điểm đầu tiên phải kể đến đó là việc sử dụng linh hoạt thủ tục phân tích trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán chứ không phải sử dụng một cách khuôn mẫu. Chẳng hạn như: Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV đã sử dụng cả ba loại thủ tục phân tích, KTV đã dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được từ khâu tìm hiểu khách hàng và sử dụng thủ tục phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất trong khâu phân tích sơ bộ đối với các thông tin ấy để có thể nhận diện một cách tổng quát biến động của các chỉ tiêu, khoản mục trên Báo cáo tài chính. Thông thường, việc sử dụng thủ tục phân tích xu hướng là tương đối đơn giản và dễ vận dụng, song việc sử dụng thủ tục phân tích tỷ suất thì khá phức tạp và việc VNAC có sử dụng thủ tục phân tích này là một ưu điểm tương đối lớn. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, KTV cũng đã sử dụng một cách khá linh hoạt các thủ tục phân tích và có sự kết hợp với việc sử dụng các thủ tục kiểm toán chi tiết làm cho việc thực hiện kiểm toán trở nên khoa học hơn, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả. Chẳng hạn như, ngoài việc đánh giá tính hợp lý chung của hệ thống kiểm soát đối với khoản mục, KTV còn sử dụng thủ tục đánh giá tính hợp lý để ước tính giá trị, số dư của khoản mục và so sánh với giá trị ghi sổ kế toán của khách hàng như đối với khoản mục khấu hao TSCĐ của cả hai khách hàng trên, bên cạnh đó, KTV còn sử dụng khá linh hoạt các thủ tục phân tích tỷ suất chẳng hạn như phân tích tỷ lệ lãi gộp/ doanh thu ở khách hàng là công ty ThiKeCo, thủ tục

phân tích xu hướng chẳng hạn như phân tích biến động CPBH, CPQL theo các tháng trong năm tài chính ở khách hàng Transmed.

•Việc sử dụng mô hình phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán khá đa dạng như đối với hàng tồn kho của công ty Transmed, KTV đã sử dụng mô hình phân tích dựa trên phương pháp tính giá trị xuất kho hàng tồn kho và số nhập hàng tồn kho để tính trị giá xuất kho hàng tồn kho, đối với TSCĐ thì KTV đã sử dụng mô hình phân tích dựa trên nguyên tắc tính khấu hao TSCĐ mà khách hàng lựa chọn cùng với nguyên giá TSCĐ để tính ra khấu hao trong năm của TSCĐ, đối với nguồn vốn và các quỹ ở công ty ThiKeCo, KTV đã tính ra tỷ lệ trích quỹ so với tổng lợi nhuận sau thuế để đối chiếu xem tỷ lệ này có phù hợp với quy định về nó. Đối với lãi gộp của công ty ThiKeCo, KTV đã tính và so sánh tỷ lệ lãi gộp trong hai năm để xem xét sự biến động của tỷ lệ này. Đối với CPBH, CPQL của công ty ThiKeCo thì KTV đã so sánh tỷ lệ của các chi phí này so với doanh thu và so sánh giữa hai năm để xem xét biến động, còn đối với công ty Transmed thì KTV đã tính ra tỷ trọng từng tháng của các chi phí này trong tổng chi phí để nhận diện được nguyên nhân biến động. Tuy việc so sánh tỷ trọng trong từng tháng thường được sử dụng đối với các công ty kinh doanh hàng hóa có tính mùa vụ, song trong trường hợp này với công ty Transmed đã vận dụng mô hình này để thấy được biến động tập trung trong tháng nào và tìm hiểu nguyên nhân. Đây là một cách sử dụng mô hình phân tích tương đối hiệu quả.

•Việc sử dụng mô hình phân tích để thực hiện tính toán tỷ lệ của việc trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty ThiKeCo là tương đối hiệu quả. Từ việc tính toán mô hình này, KTV sẽ so sánh các tỷ lệ này với tỷ lệ quy định của quyết định 109 để đánh giá tính hợp lý của các tỷ lệ này. Đây chính là điểm thể hiện tính linh hoạt và hiệu quả của việc vận dụng thủ tục phân tích tại VNAC.

•Đối với khoản mục CPBH và CPQL, với khách hàng ThiKeCo thì KTV sử dụng mô hình phân tích là tính toán tỷ lệ của các chi phí này so với tổng doanh thu trong năm và so sánh giữa hai năm 2007 và 2008 để xem xét tỷ lệ này có biến động

như thế nào là hoàn toàn hợp lý vì qua phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của ThiKeCo, KTV không thấy hai khoản mục chi phí này có biến động lớn và bất thường. Ngược lại, đối với khoản mục chi phí này của công ty Transmed, do qua trình phân tích sơ bộ báo cáo tài chính đã phát hiện thấy hai khoản chi phí này có biến động lớn vì thế trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, KTV đã xây dựng mô hình phân tích để tính toán tỷ trọng chi phí này của từng tháng để xem xét biến động tập trung trong tháng nào và KTV sẽ tập trung vào chi phí tháng đó để tìm hiểu nguyên nhân và có lời giải thích hợp lý. Nói tóm lại, đối với khoản mục CPBH và CPQL, VNAC đã vận dụng thủ tục phân tích khá hợp lý và hiệu quả.

•Đối với khoản mục thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của khách hàng Transmed, KTV sử dụng thủ tục phân tích tương đối hiệu quả, vì KTV đã tính toán lại khoản thuế thu nhập cá nhân của người lao động dựa trên số thu nhập và biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định của Nhà nước, KTV cũng đã tính thuế giá trị gia tăng đầu ra dựa trên doanh thu đã được kiểm toán và thuế suất giá trị gia tăng đầu ra, qua đó KTV đã phát hiện ra khoản chênh lệch và tìm hiểu được nguyên nhân chênh lệch, đồng thời đưa ra được bút toán điều chỉnh kịp thời. Điều đó thể hiện rằng, KTV đã biết cách sử dụng thủ tục phân tích để thay thế các thủ tục kiểm tra chi tiết khác để thu thập bằng chứng kiểm toán. Trong nhiều trường hợp thì đây là một thủ tục kiểm toán hiệu quả và ít chi phí.

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam thực hiện (Trang 66 - 68)