Khái quát việc vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán của kiểm toán Báo cáo tài chính:

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam thực hiện (Trang 63 - 65)

hoạch kiểm toán của kiểm toán Báo cáo tài chính:

Thủ tục kiểm toán sử dụng trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại VNAC thông thường bao gồm năm bước sau: Phát triển một mô hình phân tích, xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ, ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ kế toán của khách hàng, thực hiện phân tích nguyên nhân chênh lệch nếu có, xem xét những phát hiện qua kiểm toán.

• Phát triển một mô hình phân tích: Mô hình phân tích là mô hình được kết hợp các biến tài chính và biến hoạt động. Đầu tiên để có thể xây dựng mô hình này thì cần xác định được các biến tài chính, các biến hoạt động và mối quan hệ giữa các biến này. Việc lựa chọn những biến cụ thể để xây dựng mô hinhg cần căn cứ vào mục đích cụ thể của việc áp dụng thủ tục phân tích và nguồn thông tin về dữ liệu. Điều này có nghĩa là trước khi xây dựng mô hình thì cần xác định rõ việc xây dựng mô hình là để dự đoán số dư tài khoản hiện tại hay để dự đoán thay đổi so với số dư của năm trước (trong đó việc dự đoán thay đổi so với số dư của năm trước chỉ có hiệu lực khi mà số dư năm trước đã được kiểm toán). Mô hình phân tích sau khi được kết hợp một cách logic sẽ cho KTV một kết quả dự đoán chính xác hơn. Trong việc sử dụng mô hình phân tích, nếu KTV đơn giản hóa mô hình phân tích thì kết quả phân tích sẽ không hiệu quả. Vì vậy để xây dựng một mô hình phân tích hiệu quả đạt được mục đích sử dụng thì KTV cần phải chi tiết hóa dữ liệu hoặc chi tiết hóa mô hình phân tích.

• Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ: Trong việc xây dựng mô hình phân tích thì đây là điều hết sức quan trọng vì tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán và tới bằng chứng thu được từ thủ tục phân tích. Khi mà các dự tính càng được chi tiết thì độ tin cậy càng cao do tính

độc lập với tài khoản dự tính được tăng lên. Một số điểm sau dùng để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu:

- Nguồn gốc của dữ liệu: Dữ liệu có nguồn gốc độc lập từ bên ngoài có độ tin cậy cao hơn dữ liệu do khách hàng cung cấp. Với nguồn dữ liệu từ bên trong, độ tin cậy sẽ cao hơn nếu chúng được cung cấp độc lập với người chịu trách nhiệm cho giá trị được kiểm toán. Những dữ liệu đã được kiểm toán sẽ có độ tin cậy cao hơn những dữ liệu chưa được kiểm toán.

- Tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu từ những năm trước. - Mở rộng phạm vi dữ liệu sử dụng.

•Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ kế toán của khách hàng: Kết quả ước tính được tạo bởi mô hình phân tích đã xây dựng cùng với các dữ liệu có độ tin cậy cao sẽ được KTV sử dụng để so sánh với các giá trị ghi sổ kế toán. Khi thực hiện so sánh giữa hai giá trị này cần chú ý một số điểm sau:

- Tính thường xuyên của mối quan hệ trong mô hình đang phân tích: Nếu mối quan hệ này được đánh giá thường xuyên thì tính nhất quán cũng như độ tin cậy của mối quan hệ trong phân tích càng cao.

- Tính biến động tất yếu và biến động bất thường: Khi so sánh giá trị hàng tháng với nhau, chênh lệch phát sinh có thể là biến động tất yếu theo mùa do đó để xem xét biến động của nó cần so sánh với tháng cùng kỳ năm trước hoặc số tổng cộng trong cả năm. Có thể giữa giá trị ước tính của KTV không có chênh lệch đáng kể, đây chính là kết quả của việc chi tiết hóa các ước tính và cả quá trình tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch.

•Thực hiện phân tích nguyên nhân chênh lệch nếu có: Chênh lệch giữa số ước tính của KTV và số ghi sổ kế toán có thể do số dư tài khoản hay loại nghiệp vụ được kiểm toán chứa đựng sai sót nhưng cũng có thể chênh lệch được hình thành từ chính ước tính trong việc sử dụng mô hình phân tích của KTV. Do đó, lời giải thích cần được tìm hiểu từ những nhân viên của khách thể kiểm toán, ít nhất là những minh chứng cho những vấn đề quan trọng. Nếu qua tiếp xúc vẫn không có lời giải thích hợp lý thì cần xem xét lại giả định và dữ liệu đã sử dụng để ước tính. Nếu vẫn

còn chênh lệch qua xem xét quá trình triển khai thủ tục phân tích thì lời giải thích và bằng chứng cần được giải quyết qua các thủ tục kiểm tra chi tiết số liệu.

•Xem xét những phát hiện qua kiểm toán: Bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích cần được đánh giá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai sót trong tài khoản mà cả những quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin và những vấn đề khác. Do vậy, mọi chênh lệch được phát hiện trong kiểm toán cần được điều tra về tính chất và nguyên nhân cả về cơ sở dẫn liệu, cả về mục tiêu kiểm toán và cả tình hình kinh doanh của khách hàng.

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt nam thực hiện (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w