Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu phương hướng quản lý chi tiêu công theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh (Trang 74 - 79)

1. Phương hướng quản lý chi tiêu công theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại huyện Yên Hưng.

3.3Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Để có thể áp dụng thành công MTEF tại địa phương trước tiên cần có sự thay đổi các thể chế quản lý chi tiêu từ Chính phủ, UBND tỉnh tới các huyện. Đây phải là một sự thay đổi mang tính chiến lược và toàn diện nhằm chuyển hẳn phương pháp lập ngân sách truyền thống sang MTEF.

Điều kiện tiền đề để thực hiện nội dung trên là các cơ quan trung ương phải xây dựng một hệ thống dự báo kinh tế vĩ mô tốt. Muốn làm được điều đó chúng là cần xem xét lại công tác dự báo trong những năm qua. Khả năng dự báo của chúng ta còn rất kém, những con số đưa ra thường không sát với tình hình thực tế của thế giới cũng như trong nước. Đây cũng là cơ sở cho việc soạn lập ngân sách đạt hiệu quả cao.

Tiếp theo là sự đổi mới về mặt dự toán ngân sách. Chính phủ cần xây dựng một dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra thay cho việc dựa vào các đầu vào như hiện nay, đảm bảo theo 7 bước đã được nói đến trong chương 1. Cụ thể: dự toán ngân sách được lập theo hai cấp độ là dự toán ngân sách 3 năm theo kết quả đầu ra và dự toán ngân sách hàng năm theo hoạt động. Ngân sách 3 năm được xây dựng trên khuôn khổ kinh tế vĩ mô trung hạn còn ngân sách hàng năm luôn được đặt trong bối cảnh của ngân sách 3 năm. Theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn ngân sách sẽ được lập gồm 2 phần:

- Ngân sách cơ bản: khởi đầu của quy trình lập dự toán theo MTEF, yêu cần phải thiết lập ngân sách cơ bản hay còn gọi là cơ sở tối thiểu được xây dựng nhằm bảo đảm thực hiện các hoạt động thường xuyên của Nhà nước.

- Ngân sách phát triển để thực hiện cho mục tiêu ưu tiên: trong MTEF, ngân sách phát triển được lập dựa vào các chiến lược ưu tiên của Chính phủ. Để đảm bảo cho việc tài trợ có hiệu quả các ưu tiên chiến lược của Chính phủ, các nguồn lực dành cho chương trình có liên quan tới các thứ tự ưu tiên đưa vào ngân sách phát triển.

Trong trường hợp có những thay đổi về chính sách làm ảnh hưởng tới dự toán ngân sách, trên cơ sở của ngân sách cơ sở tối thiểu, các bộ ngành và địa phương dưới sự chủ trì của Bộ tài chính tiến hành tính các tham số làm thay đổi dự toán và điều chỉnh các yếu tố thay đổi trong dự toán ngân sách cơ sở tối thiểu cho các năm còn lại.

Dự toán ngân sách được lập theo quy trình chiến lược đầu ra theo mẫu: Mục tiêu chính sách của đơn vị:

Chương trình:

Phạm vi Đầu ra Đầu vào Đầu vào trung hạn

Hoạt động Mục tiêu Hiện tại Tương lai Đơn vị Tổng số Năm 1 Năm 2

Dự toán ngân sách phải được lập thống nhất, tính đến cả nhu cầu chi thường xuyên và chi đầu tư cho các hoạt động ưu tiên của đơn vị.

Chính phủ cần phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp ngân sách rõ ràng theo hướng nâng cao vai trò của các cấp ngân sách địa phương. Cơ quan trung ương đưa ra những quyết định nhằm tăng cường phân cấp quản lý, tạo thế chủ động, trách nhiệm cho ngân sách địa phương để giải quyết kịp thời, hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, phân cấp quản lý, phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương và giữa các cấp ngân sách địa phương theo hướng gắn với hoạt động kinh tế, xã hội của từng cấp, nhằm tăng quyền chủ động trong quá trình quản lý và điều hành ngân sách phục vụ các nhiệm vụ trên địa bàn nhất là cấp cơ sở. Việc phân cấp ngân sách, giao quyền tự chủ cho địa phương là hết sức cần thiết để có thể phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả nhất, vì chỉ có các địa phương cụ thể mới hiểu chính xác được mình cần gì, trong từng khoản thời gian cụ thể và kịp thời điều chỉnh khi có biến động của thị trường. Tuy nhiên, cũng cần phải có một kế hoạch chi tiết ngân sách tổng thể, thu thập thông tin về việc sử dụng các nguồn vốn ngân sách để nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực sự trở thành một công cụ chính sách tài chính quan trọng và Chính phủ có thể sử dụng nó để đưa ra các quyết định hữu hiệu dựa trên thông tin do trong việc quản lý ngân sách mang lại. Song song với việc tăng cường quyền hạn cho các cấp ngân sách là việc nâng cao tránh nhiệm đối với họ. Các địa phương cùng với việc tự quyết định các công việc của mình cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước những quyết định đó. Trước tiên là trách nhiệm giải trình trước người dân, sau đó sẽ là tránh nhiệm trong việc sử dụng ngân sách được giao với các cấp ngân sách cao hơn.

Một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách là quản lý theo kết quả đầu ra. Do đó cần phải có chính sách xác định đầu ra và các chỉ tiêu đo lường tác động của đầu ra đến kết quả đầu ra tương ứng của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực cụ thể.

Đối với ngành giáo dục.

Đầu ra Các chỉ tiêu đo lường tác động của đầu ra đến kết quả

1. phần trăm trẻ em đến trường đúng độ tuổi

2. phần trăm trẻ em đúng độ tuổi được phổ cấp trung học cơ sở 3. cung cấp giáo dục chất lượng cho người dân

1. tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học 2. tỷ lệ nhập học ở cấp trung học cơ sở

3. Mức độ tham gia học hệ mẫu giáo của trẻ em ở lứa tuổi 3-5. 4. Tỷ lệ hoàn tất bậc giáo dục tiểu học. Tỷ lệ biết chữ ở độ tuổi 15-24.

Đối với ngành y tế.

Đầu ra Các chỉ tiêu đo lường tác động của đầu ra đến kết quả

1. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.

2. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi.

1. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. 2. Tỷ lệ tử vong trên dưới 5 tuổi. Mức độ trẻ thiếu cân (dưới 5 tuổi). 3. Giảm tỷ lệ tử vong của những bà mẹ.

4. Đảm bảo sự tiếp cận tổng thể đối với các dịch vụ chăm sóc y tế sinh sản và an toàn.

1. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ. 2. Tỷ lệ tham gia ngừa thai. 3. Tỷ lệ bà mẹ sinh nở được chăm sóc bởi những cán bộ y tế lành nghề .

Trong kiểm tra giám sát thực hiện dự toán và chấp hành ngân sách cần pháp chế hóa chức năng nhiệm vụ của các đơn vị có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, kiểm soát quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định rõ cơ quan nào kiểm soát chi ngân sách trước khi nghiệp vụ ngân sách ra đời, cơ quan nào có trách

nhiệm kiểm soát trong quá trình chấp hành ngân sách. Phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của của từng đơn vị chức năng, phù hợp với các khâu của từng đơn vị, của quá trình kiểm soát trước và sau quá trình chấp hành ngân sách để tránh được sự chồng chéo của các cơ quan kiểm soát thu chi ngân sách. Trong thời gian tới cần có quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của các đơn vị kiểm tra theo hướng đánh giá được hiệu quả của các khoản chi ngân sách chứ không chỉ dừng lại ở việc xem xét xem có đúng chế độ, đúng định mức, tiêu chuẩn của các khoản chi ngân sách hiện nay. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách việc kiểm tra giám sát phải đi vào các nội dung chính như: các dự án đó có được bố trí đúng theo cơ cấu và lĩnh vực hay không, danh mục đầu tư của các dự án có đúng thời gian quy định hay không, để các cơ quan chức năng xem xét báo cáo sử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành ngân sách.

Hệ thống thông tin về phân loại thu, chi ngân sách cần được đổi mới, hiện đại hóa và thống nhất. Cần phải tổ chức phân loại chi ngân sách một cách thống nhất, có đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết, tuân thủ theo thông lệ quốc tế. Một hệ thống thông tin ngân sách hoàn chỉnh sẽ giúp cho bộ máy lập kế hoạch, ra quyết định ngân sách có thể tiến hành phân bổ ngân sách có hiệu quả hơn, gắn với các chương trình mục tiêu hay các hoạt động cung cấp dịch vụ công. Trong các tài liệu, hồ sơ báo cáo về tài chính, ngân sách phải thiết kế các chỉ tiêu, biểu mẫu phản ánh đầy đủ các hoạt động tài chính. Các khoản thu chi kể cả thu chi các quỹ ngoài ngân sách Nhà nước cần phải được hạch toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ. Nâng cao chất lượng thông tin của ngân sách Nhà nước cũng góp phần nâng cao, tăng cường tính minh bạch trong quản lý ngân sách, tránh tình trạng lãng phí, tham nhũng.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là những phân tích và phương hướng quản lý chi tiêu công cho huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh. Trong giai đoạn qua huyện đã có cố gắng và thực hiện

tương đối tốt công tác quản lý ngân sách theo nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế ngày nay và những biến động không lường trước được của tình hình trong nước cũng như thế giới cũng không thể trách khỏi những sai lầm thiết sót trong việc thực hiện. Cần phải nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn của các cơ quan quản lý từ cấp huyện tới các cấp cơ sở. Các cán bộ quản lý địa phương cần nắm vững tình hình thực tế trên địa bàn, tiếp thu những thay đổi trong công tác quản lý mới để hoàn thiện dần việc thực hiện ngân sách. Quy trình quản lý chi tiêu công theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn tuy đã thể hiện rõ ưu điểm của mình so với phương pháp lập ngân sách theo truyền thống nhưng mới chỉ được áp dụng thí điểm trong một số lĩnh vực như: giáo dục…để MTEF có thể triển khai trên phạm vi cả nước cũng cần có thời gian và sự chuẩn bị kỹ càng về nhiều mặt. Đặt biệt là sự quyết tâm của các cơ quan quản lý từ cấp trung ương tới các địa phương. Chúng ta cần đánh giá chính xác những mặt được và chưa được trong quá trình thí điểm, rút ra những kinh nghiệm để có thể nhanh chóng áp dụng MTEF trên diện rộng. Đảm bảo các nguồn lực công được sử dụng có hiệu quả nhất, cải thiện đời sống của người dân trên cả nước.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về trình độ và thời gian, bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô.

Xin được cảm ơn cô giáo Nguyễn Quỳnh Hoa đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu phương hướng quản lý chi tiêu công theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh (Trang 74 - 79)