Những điều kiện tiền đề để có thể thực hiện thành công MTEF ở Việt Nam 1 Những điều kiện ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu phương hướng quản lý chi tiêu công theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 31)

3. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn(MTEF) 1 Khái niệm MTEF

3.4 Những điều kiện tiền đề để có thể thực hiện thành công MTEF ở Việt Nam 1 Những điều kiện ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Tuy chuyển từ lập ngân sách hàng năm sang MTEF không phải là một phương thức hoàn toàn mới, một công việc bổ sung cho công tác lập ngân sách hành năm vốn đã rất phức tạp mà nó chỉ là một cách lồng ghép ngân sách hàng năm vào một bối cảnh trung hạn nhưng để thực hiện được điều này cũng phải có những điều kiện tiền đề quan trọng sau:

Cần có một nhận thức đúng là MTEF là một quy trình nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực chứ không phải là một sự đảo lộn hay thay đổi hoàn toàn thực tế soạn lập ngân sách hiện hành.

Phải có một hệ thống dự báo kinh tế vĩ mô trung hạn thật tốt. Điều này đòi hỏi phải có sự thu thập, xử lý và công khai hóa thông tin kinh tế vĩ mô. Sở dĩ khuôn khổ trung hạn thường được chọn là 3 năm vì các chuyên gia cho rằng, ngay cả những dự báo kinh tế vĩ mô tốt nhất cũng chỉ đáng tin cậy trong vòng 3 năm trở lại.

Phải có sự đồng bộ trong việc triển khai MTEF với hàng loạt các cải cách khác có liên quan. Ví dụ, nếu thực hiện theo MTEF thì trong luật ngân sách cũng cần phải có những sửa đổi thích hợp về những quy định liên quan đến việc xây dựng dự toán ngân sách hàng năm.

Phải có sự quyết tâm cao từ phía các nhà hoạch định chính sách, bởi vì quy trình mới sẽ đòi hỏi phải có những thay đổi rất lớn trong thông lệ lập và phê duyệt dự toán hàng năm. Điều này không thể thực hiện nếu thiếu sự hậu thuẫn chính trị của các nhà lãnh đạo cấp cao.

Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa quy trình lập, thực hiện, giám sát, báo cáo và đánh giá ngân sách.

Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan phân bổ ngân sách trung ương như Bộ Tài chính, Bộ KH và ĐT, và giữa các cơ quan này với các bộ, ngành, địa phương thụ hưởng ngân sách.

Phải tăng thêm quyền chủ động cho các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng các chiến lược hoạt động nhằm thực hiện kết quả đầu ra của mình.

Phải có một đội ngũ cán bộ hoạch định kế hoạch và ngân sách có trình độ cao từ cấp trung ương tới cấp địa phương. Điều này không thể ngay một lúc mà có được, mà nó đòi hỏi phải có kế hoạch nâng cao năng lực cán bộ lập ngân sách ngay từ bây giờ, với việc tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp của các chuyên gia quốc tế.

Tóm lại, MTEF là một quy trình soạn lập và quản lý ngân sách hiệu quả, nâng cao được tính minh bạch về ngân sách, đảm bảo được kỷ luật tài chính tổng thể và phân bổ được các nguồn lực khan hiếm của ngân sách vào các lĩnh vực được ưu tiên. Thực hiện MTEF đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo và chuyển đổi dần dần từ quy trình soạn lập ngân sách truyền thống hàng năm. Tuy nhiên, với quyết tâm cao từ phía các nhà lãnh đạo, việc chuyển đổi đó là có thể thực hiện được, giống như nhiều quốc gia xung quanh chúng ta đã và đang thử nghiệm.

Một phần của tài liệu phương hướng quản lý chi tiêu công theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w