Tăng cường quản lý hoạt động Marketing Thắt chặt mối quan hệ giữa bộ phận Marketing với các bộ phận khác trong công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty cổ phần thiết bị điện Tân Phát (Trang 58 - 61)

- Có được những thành tựu trên là kết quả của cả một qúa trình cố gắng

3.2.2. Tăng cường quản lý hoạt động Marketing Thắt chặt mối quan hệ giữa bộ phận Marketing với các bộ phận khác trong công ty.

giữa bộ phận Marketing với các bộ phận khác trong công ty.

Việc quản lý hoạt động marketing là quản lý tất cả các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kết quả hoạt động Marketing: các yếu tố nguồn lực của công ty, các chương trình marketing : cải tiến hay thay đổi sản phẩm, biến động giá cả hay chính sách chiết khấu, thêm hay bớt kênh phân phối, các chương trình truyền thong quảng cáo, các phương tiện truyền thong quảng cáo, chi phí cho hoạt động marketing……..do đó, việc quản lý hoạt động Marketing cần được gắn kết chặt chẽ về một mối với việc quản trị doanh nghiệp. Các kế hoạch marketing phải gắn kết chặt chẽ với kế haọch kinh doanh ngắn hạn hay dài hạn. Phải để Marketing giữ đứng vai trò tương tác hỗ trợ cho việc phát triển kinh doanh. Muốn làm được điều này cần phải gắn kết hoạt động marketing với các hoạt động khác trong doanh nghiệp, thắt chặt mối quan hệ giữa bộ phận marketing với các bộ phận khác trong doanh nghiệp

Thắt chặt mối quan hệ giữa bộ phận Marketing với các bộ phận khác trong công ty.

Do marketing chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố khác trong doanh nghiệp nên khi công việc của bộ phận marketing ngày càng khó khăn hơn, thì càng cần đến sự hợp tác của các phòng ban khác, trước hết là bộ phận lập kế hoạch chiến lược; bộ phận sản phẩm; bộ phận tài chính và bộ phận sản xuất…….

Bước 1: Phải xác định mức độ quan hệ giữa bộ phận Marketing với các bộ phận khác trong doanh nghiệp: bộ phận bán hàng, bộ phận tài chính kế toán, bộ phận quản lý hành chính… Có sự hỗ trợ hay chưa? Mức độ hỗ trợ như thế nào? Có mâu thuẫn nội tại hay không? Nguyên nhân của mâu thuẫn là do : mâu thuẫn về văn hoá? Mâu thuẫn về lợi ích, mâu thuẫn về mục đích…..? Để có thể xây dựng được mối quan hệ tốt giữa bộ phận marketing và các bộ phận khác cần phải giải quyết hết mâu thuẫn nội tại trước khi củng cố mối quan hệ mới tốt đẹp hơn.

Thông thường, bộ phận Marketing thường có mâu thuẫn với bộ phận bán hàng. Mâu thuẫn này xảy ra khi:

- Các bộ phận hoạt động độc lập, mỗi bên thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt. Bộ phận này không biết nhiều lắm về các kế hoạch của bộ phận kia - cho đến khi nảy sinh mâu thuẫn. Các cuộc gặp giữa hai hộ phận, nếu có, cũng chỉ để giải quyết mâu thuẫn chứ không mang tính hợp tác.

- Hai bộ phận cùng lên chương trình hoạt động chung nhưng mỗi bộ phận lại có ý tưởng khác nhau về phát triển sản phẩm và thúc đẩy tăng doanh số và kiên quyết bảo vệ ý tưởng đó của mình. Bộ phận tài chính – kế toán thì chủ chương tiết kiệm nguồn lực và lo ngại rủi ro nên ngại đầu tư, bộ phận bán hàng mong có doanh số cao trong ngắn hạn và không tin tưởng vào những kế hoạch đầu tư dài hạn của bộ phận Marketing; Trong khi đó bộ phận Marketing tâm niệm hiện tại cần đầu tư lớn để làm thương hiệu, hiệu quả sẽ thấy rõ trong tương lai… Đó là những mâu thuẫn về quan điểm thấy rõ.

Bước 2: Cải thiện mối quan hệ từng bước:

- Khuyến khích các cuộc thảo luận định kỳ. Khi thúc đẩy quan hệ giữa hai bộ phận, bước đầu tiên là phải khuyến khích các cuộc thảo luận. Các cuộc giao tiếp này không chỉ cần tăng về số lượng mà phải thật sự chất lượng. Để các bên nhận rõ vai trò và sự ảnh hưởng của các bộ phận khác đối với bộ phận mình. Hỗ trợ bộ phân khác cũng là một cách làm cho bộ phận mình phát triển.

- Tạo ra công việc chung, để các nhân viên làm việc cùng nhau, thắt chặt mối quan hệ cá nhân. Và đồng thời cũng để cho các bộ phận hiểu rõ công việc của nhau và cách thức hỗ trợ nhau hiệu quả nhất. Bộ phận bán hàng biết cách sử dụng các công cụ của marketing như “tăng giá trị” và “hình ảnh thương hiệu”. Bộ phận marketing coi nhân viên bán hàng như “bản báo cáo” quan trọng. Họ tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.

- Mỗi bộ phận phải có bản mô tả công việc rõ rang, xác định nhiệm vụ và chức năng rõ rang, tránh gây chồng chéo vì chồng chéo là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn. Mỗi bộ phận phải thống nhất đầu mối lien hệ để khi bộ phận Marketing cần sự hỗ trợ từ bộ phân nào thì biết lien lạc với ai, làm việc như thế nào?....

- Xây dựng chính sách lợi ích thống nhất phụ thuộc lẫn nhau để đòi hỏi các bộ phận phải có sự hợp tác. Cụ thể: Chính sách về mức thưởng định kì của các bộ phận phụ thuộc vào doanh số bán của bộ phận bán hàng….

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty cổ phần thiết bị điện Tân Phát (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w