Đánh giá lại nguồn lực và lập kế hoạch Marketing.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty cổ phần thiết bị điện Tân Phát (Trang 56 - 58)

- Có được những thành tựu trên là kết quả của cả một qúa trình cố gắng

3.2.1.Đánh giá lại nguồn lực và lập kế hoạch Marketing.

Nguồn lực ở đây bao gồm: Nguồn nhân lực, tiềm lực về tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật.

Việc đánh giá lại nguồn lực là việc làm vô cùng cần thiết và cần phải được thực hiện thường xuyên để công ty có thể kiểm soát tốt nguồn lực của mình, tránh thất thoát, hạn chế việc sử dụng lãng phí nguồn lực hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Việc đánh giá nguồn lực phải là bước đầu tiên để công ty lên kế hoạch sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả: Đánh giá lại nguồn nhân lực của phòng kinh doanh, ai làm tốt vai trò bán hàng? Ai làm tốt vai trò marketing? Từ đó cơ cấu lại vai trò và nhiệm vụ của mỗi người, chuyên nghiệp hoá cách làm việc, chuyên biệt hoá chức năng của mỗi bộ phận và mỗi

cá nhân giúp nâng cao hiệu quả mỗi hoạt động. Đánh giá lại nguồn lực tài chính, phân chia các quỹ rõ rang : quý R&D, quỹ Marketing……..từ đó lên kế hoạch sử dụng nguồn lực này cho phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất.

Đào tạo và phát triển nhân viên Marketing: Đối với công ty CP thiết bị điện Tân Phat thì việc đào tạo và phát triển nhân viên Marketing là vấn đề cần được chú ý nhiều hơn vì thực tế nhân viên làm các công việc về Marketing của công ty hầu hết là những người không có nghiệp vụ, không kinh nghiệm, và không chuyên trách. Do đó đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động Marketing của công ty.

Lập kế hoạch Marketing:

Để có thể xây dựng tốt chiến lựơc marketing, công ty cổ phần thiết bị điện Tân Phát có thể tiến hành thực hiện theo các bước sau:

Sơ đồ 3.1 : Các bước xây dựng kế hoạch marketing

Cụ thể như sau: Ban lãnh đạo công ty cùng các bộ phận chuyên trách marketing cần phân tích điều kiện hiện tại của công ty, tuỳ thuộc vào từng

Phân tích tình thế

Xác định mục tiêu marketing

Xây dựng các phương án chiến lược marketing

Lựa chọn phương án tối ưu

Kiểm tra, hoàn thiện chiến lược marketing

tình hình cụ thể về hoạt động bán hàng, hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tuỳ thuộc vào mức ngân sách marketing có thể của công ty và điều kiện về nguồn lực, và các điều kiện khác của mình, ngoài ra cần xem xét đến thị trường( các sản phẩm cạnh tranh, các chính sách marketing của đối thủ cạnh tranh...) để từ đó công ty đề ra mục tiêu marketing cụ thể trong từng giai đoạn khác nhau. Trên cơ sở xác định mục tiêu marketing (mục tiêu marketing đặt ra không quá cao cũng không quá sơ sài ) mà công ty đưa ra các phương án chiến lược marketing khác nhau. Hiện nay mục tiêu của chiến lược marketing của công ty là tăng thị phần cho công ty, đẩy mạnh tiêu thụ và mục tiêu đưa thương hiệu sản phẩm của công ty lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực thiết bị điện. Các phương án chiến lược có thể do tập thể đưa ra cũng có thể do các cá nhân đưa ra, công ty phải tạo điều kiện nhằm khuyến khích tinh thần đóng góp ý kiến của từng cá nhân để có thể tận dụng được nhứng ý tưởng độc đáo trong quá trình xây dựng chiến lược marketing phù hợp. Sau khi có được các phương án marketing khác nhau, ban lãnh đạo công ty cùng bộ phận chuyên trách dựa vào điều kiện cụ thể của công ty và tình hình thị trường cụ thể để lựa chọn ra trong đó phương án tối ưu. Phương án tối ưu phải đảm bảo có thể đạt được mục tiêu marketing mà công ty đã đặt ra và phù hợp với khả năng thực hiện của công ty. Đó là phương án khả thi nhất trong tất cả các phương án chiến lược marketing đã đưa ra. Cuối cùng để khẳng định lại rằng chiến lược marketing đã chọn là chiến lược tối ưu, công ty nên đưa vào giai đoạn kiểm tra và hoàn thiện, công ty cần thí điểm triển khai ở một vài thị trường để xem xét hiểu quả và tìm ra ưu nhược điểm của chiến lược đó và hoàn thiện nó. Sau đó công ty mới có thể đưa chiến lược đó áp dụng cho toàn bộ thị trường của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty cổ phần thiết bị điện Tân Phát (Trang 56 - 58)