0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI PHÁT (Trang 48 -52 )

1. Tổ chức công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩmvà nâng cao chấtlượng công trình . lượng công trình .

Trong những năm hoạt động vừa qua công tác bán hàng của Công ty còn nhiều tồn tại do mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn hạn chế và cơ cấu sản phẩm đưa về các đại lý chưa thật sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng nên một số mặt hàng tiêu thụ chưa nhanh. Yếu tố gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là chi phí vận chuyển tương đối cao vì sản phẩm của Công ty thường là những sản phẩm dễ vỡ, và cồng kềnh. Do đó Công ty phải có những biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm như:

- Về chính sách tiêu thụ sản phẩm: Công ty cần đa dạng hoá mặt hàng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và có chính sách khuyến mại đặc biệt để người tiêu dùng có ấn tượng tôt với những sản phẩm của Công ty. Ngoài ra để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, Công ty cần nắm vững tình hình thị trường, xác định nhu cầu của người dân về sản phẩm, quy cách, chủng loại, giá cả và thời gian tiêu thụ thích hợp.

- Về mạng lưới phân phối sản phẩm: Công ty cần có hệ thống chuyên chở an toàn, hàng hoá phải được bao gói cẩn thận tránh bị xây xước, sứt mẻ khi đến tận tay người tiêu dùng.

tiêu thụ được nhiều hay mua với số lượng lớn. Đối với khách hàng thường xuyên Công ty có thể ký hợp đồng tiêu thụ dài hạn với tỷ lệ hoa hồng ưu đãi và hợp lý. Mạng lưới tiêu thụ này có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

- Về dịch vụ trước và sau khi bán hàng: Công ty nên đẩy mạnh công tác bảo hành và bảo trì sản phẩm, đây là một hình thức tạo lòng tin đối với khách hàng mà từ đó có thể thúc đẩy được số lượng tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao.

2. Đảm bảo đủ nguồn vốn kinh doanh.

Trong giai đoạn hiện nay, Công ty đang cần có một lượng vốn rất lớn để có thể đầu tư mở rộng mạng lưới tiêu thụ, đa dạng hoá sản phẩm, đầu tư trang thiết bị quản lý và phương tiện vận tải mà vẫn đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục. Để tăng nguồn vốn kinh doanh của mình Công ty có thể áp dụng một số giải pháp tạo vốn sau:

- Khai thác triệt để mọi nguồn vốn tự có của Công ty bởi đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Tăng tài sản tích luỹ đầu tư trở lại từ lợi nhuận không chia và quỹ khấu hao tài sản cố định.

- Huy động nguồn vốn từ công nhân viên: Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty không ngừng tăng lên và đem lại hiệu quả. Thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng và ổn định, họ có khả năng đóng góp và đầu tư cho công ty. Nếu huy động được vốn từ cán bộ công nhân viên thì Công ty sẽ tránh được những thủ tục mất thời gian, giảm được các chi phí phát sinh không cần thiết, tạo được mối quan hệ mật thiết giữa ban lãnh đạo Công ty với cán bộ công nhân viên, đồng thời tạo động lực cho họ hết lòng vì sự phát triển của Công ty.

doanh của Công y. Việc chiếm dụng vốn làm cho nhu cầu vốn lưu động tăng lên không hợp lý, vốn bị ứ đọng, chậm luân chuyển và không tạo ra lợi nhuận, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Công ty nên khắc phục tình trạng này bằng cách:

+ Thực hiện các phương thức thanh toán có kết hợp với chiết khấu thương mại đối với nhứng khách hàng mua nhiều và chiết khấu tín dụng đối với những khách hàng thanh toán tiền ngay.

+ Trong các hợp đồng mua bán tiêu thụ sản phẩm, Công ty phải lựa chọn phương pháp thanh toán hợp lý nhằm đảm bảo cho bản thân Công ty và khách hàng có lợi nhất. Trong hợp đồng cần quy định rõ thời hạn trả tiền và những điều khoản có liên quan đến việc thanh toán tiền hàng. Các bên phải chịu trách nhiệm và thực hiện nghiêm túc đầy đủ các điều kiện đã quy định trong hợp đồng phù hợp với chế độ chính sách tài chính quy định.

- Huy động vốn từ nguồn vốn chiếm dụng:

Thực chất đây là những khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước và các khoản phải trả khác. Tuy Công ty không thể coi nguồn vốn chiếm dụng là nguồn vốn huy động chính và không thể trông chờ vào nguồn vốn này nhưng khi sử dụng nguồn vốn này Công ty có được lợi thế rất lớn là không phải chi trả chi phí khi sử dụng nó. Nhưng không vì thế mà Công ty lam dụng nó vì đây chỉ là nguồn vốn có thể chiếm dụng tạm thời.

Để trang trải cho nhu cầu vốn, đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Doanh nghịêp Công ty cần huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau. Hiện nay, ngồn vốn tín dụng ngân hàng là nguồn vốn tương đối lớn của Công ty. Như vậy Công ty sẽ không chủ động khi có các dự án triển vọng cần chớp thời cơ. Để có thể huy động vốn từ các nguồn cung ứng trên Công ty cấn

+ Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng kinh doanh và môi trường kinh doanh trong từng thời kỳ.

+ Tạo niềm tin cho các nhà cung ứng hàng hoá, các nhà đầu tư bằng cách nâng cao uy tín của Công ty như ổn định và hợp lý hoá các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn.

+ Xác định tính hiệu quả của việc sử dung vốn đây là yêu cầu không thể thiếu khi đi vay vốn. Vì các nhà cung cấp tín dụng rất quan tâm đến vấn đề này để biết được khả năng thu hồi nợ và xác suất rủi ro từ dự án họ đầu tư.

3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Tuy mới thành lập nhưng trong những năm qua công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đại Phát đã tổ chức quản lý và sử dụng vốn cố định khá tốt như: bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố đinh và trích lập quỹ khấu hao theo quy định của nhà nước… đã đem lại hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty nên thực hiện thêm những biện pháp sau đây:

- Phát huy và duy trì tốt những biện pháp quản lý và sử dụng vốn cố định mà Công ty đã thực hiện trong những năm qua.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, Công ty cần phải sử dụng đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích gắn liền với trách nhiệm về tài chính. Thưởng phạt về bảo quản, sử dụng TSCĐ nghiên cứu phát minh sáng chế ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.

- Công ty cần phải đảm bảo khả năng tài chính nhằm thực hiện quyết định đầu tư dài hạn để tăng quy mô và điều chỉnh cơ cấu TSCĐ trong những năm tiếp theo. Mặt khác, tài chính công ty Đại Phát phải tham gia xây dựng chế độ quản lý sử dụng TSCĐ tránh tình trạng mất mát hư hỏng

- Cần đánh giá lại trị giá TSCĐ khi có biến động về giá cả trên thị trường để tính đúng, tính đủ khấu hao để hạn chế hao mòn vô hình TSCĐ. Do TSCĐ của Công ty có kết cấu khá đặc biệt chủ yếu là thiết bị quản lý và phương tiện vận tải nên có mức độ hao mòn vô hình tương đối lớn. Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh trên cơ sở tận dụng tối đa công suất thiết bị để thu hồi vốn, ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới tăng nhanh khả năng đầu tư của Công ty vào tái sản xuất.

- Phân cấp quản lý cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty nhằm nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong quá trình sử dụng, tự quy trách nhiệm của từng thành viên trong quá trình sử dụng. Tự quy trách nhiệm cá nhân, có thưởng phạt rõ ràng, khuyến khích tinh thần sáng tạo của cán bộ công nhân viên đồng thời bố trí hợp lý để họ khai thác tối đa công suất sử dụng của TSCĐ.

- Thanh lý, nhượng bán các TSCĐ hư hỏng, không cần dùng nhằm thu hồi vốn cố định để đưa vào luân chuyển đồng thời bố trí lại cơ cấu TSCĐ cho hợp lý, tránh gây lãng phí. Khi mua TSCĐ phải có kế hoạch rõ ràng để tránh tình trạng có TSCĐ không cần dùng, gây lãng phí và hao mòn vô hình.

4. Nâng cao hiệu quả sử dụng lưu động.

Nhằm mục đích với lượng vốn ít nhất có thể đạt được lợi nhuận cao nhất hay doanh thu tiêu thụ lớn nhất, Công ty phải thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua hệ thống các chỉ tiêu từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp.

Do vậy Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:


Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI PHÁT (Trang 48 -52 )

×