0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

THỰC TRẠNG HIỆU QỦA SỬ DỤNGVỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐẠI PHÁT

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI PHÁT (Trang 26 -29 )

CÔNG TY ĐẠI PHÁT

2.1 CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG

Vốn ngắn hạn là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động bao gồm 2 loại là TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá tiền tệ để hình thành các TSLD sản xuất và TSLĐ lưu thông các Doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu là nhất định. Vì vậy có thể nói VLĐ của Doanh nghiệp là vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Vốn ngắn hạn trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Muốn cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục Doanh nghiệp phải có đủ lượng vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau đó, khiến cho việc luân chuyển vốn được thuân lợi. Do công ty có đặc điểm về kinh doanh thương mại nên tỷ trọng vốn lưu động chiếm rất cao trong tổng vốn kinh doanh của công ty.

Kết cấu tài sản lưu động của Công ty bao gồm: - Vốn bằng tiền.

- Hàng hoá vật tư. - Các khoản phải thu. - Vốn đầu tư ngắn hạn. - Vốn lưu động khác.

Trong đó, vốn bằng vật tư hàng hoá chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là các khoản phải thu và vốn bằng tiền còn vốn lưu động khác chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Bảng 6: Cơ cấu vốn lưu động của công ty thương mại Đại Phát

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch năm2007-2006 Chênh lệch năm 2008-2007

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

(%)1. Vốn bằng tiền 410.522.634 1. Vốn bằng tiền 410.522.634 25 412.326.000 23,0 175.930.90 9,0 1.803.366 0,5 (236.395.210) (57,3) 2. Hàng tồn kho 722.519.835 44 804.450.306 44,8 868.354.580 44,3 31.930.471 4,5 63.904.274 7,9 3. Các khoản PT 509.048.065 31 577.912.416 32,2 901.654.853 46,0 (28.846.620) 14 323.742.437 56,0 - PT của KH 279.976.436 251.129.816 583.712.300 - 97.710.971 332.582.484 - - Phải thu khác 229.071.629 326.782.600 317.942.553 - (8.840.047) - 4. VĐT NH - - - - - - - 5.VốnLĐ - - 14.564.194 0,7 14.564.194 - Tổng VLĐ 1.642.090.534 1.794.688.722 100 1.960.504.417 100 165.815.695 9,2

2.2 ,NỘI DUNG QUẢN LÍ VỐN LƯU ĐỘNG

- Quản trị vốn bằng tiền (bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng). Vốn bằng tiền của Công ty năm 2007chiếm tỷ trọng tương đối cao trên tổng vốn lưu động, chiếm 23,0% tương ứng với số tiền 412.326.000 đồng. Nhưng đến năm 2008vốn bằng tiền đã giảm xuồng còn 175.930.790 đồng chiếm 9,0% trên tổng vốn lưu động.Vốn bằng tiền của năm 2007 tăng không đáng kể so với năm 2006.cụ thể là tăng 0,5%.

- Hàng tồn kho (bao gồm hàng hoá tồn kho, hàng gửi bán và hàng đang chuyển) là khoản mục có giá trị cao nhất trong tổng vốn lưu động. Năm 2007hàng tồn kho là 804.450.306 đồng chiếm 44,8% , đến năm 2008hiếm 44,3% với số tiền tương ứng là 868.354.580 đồng trên tổng vốn lưu động. Như vậy trong năm 2007Công ty đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá nhiều hơn năm 2008 Khoản mục này lớn sẽ gây nên nhiều vấn đề đáng lo ngại cho Công ty, cụ thể là vấn đề ứ đọng vốn. Do đó đòi hỏi các nhà quản trị tài chính của Công ty luôn phải tìm ra cac chiến lựu để tối ưu hoá chi phí về hàng hoá vật tư.

- Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trên tổng vốn lưu động của Công ty. Năm 2007các khoản phải thu là 577.912.416 đồng chiếm 32,2% trên tổng vốn lưu động trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khác, tiếp đến là phải thu của khách hàng. Các khoản phải thu khác chính là các khoản phải thu nội bộ từ mạng lưới phân phối hàng hoá.

Năm 2008ác khoản phải thu tăng lên 901.654.853 đồng chiếm 46% trên tổng vốn lưu động, trong đo phải thu của khách hàng là 583.712.300 đồng còn phải thu khác là 317.942.553 đồng. Các khoản phải thu của Công ty càng cao thì mức độn chiếm dụng vốn của Công ty càng cao. Tuy nhiên

Công ty mới cho nợ nhằm tránh những rủi ro lớn có thể xảy ra đồng thời mới có thể tối ưu hoá nguồn vốn lưu động.

- Vốn lưu động khác: năm 2007 Công ty không có nguồn vốn lưu động khác. Đến năm 2008vốn lưu động khác tăng lên và chiếm 0,7% với số tiền tương ứng là 14.564.194 đồng trên tổng vốn lưu động.

Sau khi xem xét tình hình giá trị vốn lưu động của Cồng ty Đại Phát, ta thấy công tác quản trị vốn lưu động của Công ty chưa được tốt. Cụ thể là công tác quản lý các khoản phải thu và hàng hoá vật tư. Chính vì vậy đã tạo ra tình trạng ứ đọng vốn và làm cho vòng quay vốn chậm. Công ty chưa sử dụng nguồn vốn của mình một cách thực sự có hiệu quả và chưa tận dụng được hết khả năng đồng vốn của mình.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI PHÁT (Trang 26 -29 )

×