II. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC
12. Đối với doanh nghiệp
Cần phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, phải lành mạnh và minh bạch về tài chính, phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp, giải quyết triệt để tệ nạn quan liêu, tham ô, tham nhũng.
Doanh nghiệp cần phải có tư duy quản lý và năng động hơn, tự khai thác thị trường tiềm năng, sử dụng hiệu quả nguồn lao động, khai thác hết tiềm năng của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Những kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đã cho thấy chủ trương của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý, nhờ vậy mà sau 20 năm đổi mới đất nước ta đã thoát ra khỏi thời kỳ khủng hoảng, nền kinh tế chủ động hội nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là đổi mới nền kinh tế trong đó phát triển nhiều thành phần kinh tế mà trọng tâm là đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, nhằm phát huy vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Trước đây, do nhận thức sai lệch nên doanh nghiệp Nhà nước bị đồng nhất với khu vực kinh tế Nhà nước, nhưng bây giờ doanh nghiệp Nhà nước đã được phân biệt rõ là một bộ phận của khu vực kinh tế Nhà nước. Một khi đã hiểu đúng về vai trò và vị trí của doanh nghiệp Nhà nước thì cần phải đẩy nhanh quá trình đổi mới và sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cho đến nay Doanh nghiệp Nhà nước đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và các sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng thế và lực của đất nước. Doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước, trong tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu, công trình hợp tác đầu tư với nước ngoài, là lực lược quan trong trong thực hiện chính sách kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh. Doanh nghiệp Nhà nước ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường, năng lực sản xuất tiếp tục tăng, cơ cấu ngày càng hợp lý, trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ, hiệu quả và sức cạnh tranh từng bước được nâng lên, đời sống của người lao động từng bước được cải thiện.
Quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và phát huy hiệu quả ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Trong đó phải kể đến quá trình đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước tại Bắc Cạn, Bắc Cạn là một trong số địa phương đi sau trong việc thực hiện đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, nhưng cũng đã đạt được
những thành công nhất định. Từ chỗ phát triển tràn lan doanh nghiệp Nhà nước về số lượng, doanh nghiệp Nhà nước phát triển biệt lập, không có sự liên kết và đan xen giữa các doanh nghiệp với nhau, trong khi chất lượng hiệu quả thấp, khi thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý, đến nay cơ cấu về số lượng và quy mô của doanh nghiệp Nhà nước tại địa bàn đã hợp lý và ổn định hơn, hoạt động đạt hiệu quả cao.
Có thể nói quá trình đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước tại Bắc Cạn trong vài năm trở lại đây đã đạt những tiến bộ khả quan, tạo một bước nhẩy vọt cho hệ thống doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý. Tuy nhiên trên thực tế, với tiềm lực của một tỉnh còn nghèo như Bắc Cạn, kinh tế địa phương còn chậm phát triển so với mặt bằng chung của đất nước, quá trình đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước tại địa phương vẫn chưa giải quyết hết những thực trạng còn tồn tại trong các doanh nghiệp Nhà nước, công tác thực hiện các hình thức đổi mới và sắp xếp vẫn còn nhiều bất cập, cần phải giải quyết. Do đó với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm đổi mới
và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Bắc Cạn quản lý trong giai đoạn 2001 – 2010” mà em chọn, hy vọng sẽ góp phần làm rõ hơn những vấn đề còn
bức xúc trong quá trình đổi mới và sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước tại địa phương, cũng như là đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. GIÁO TRÌNH:
1. Giáo trình Luật kinh tế - Khoa Luật kinh tế - ĐHKTQD. 2. Giáo trình Quản lý xã hội- Khoa học quản lý - ĐHKTQD.
3. Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân - Khoa học quản lý - ĐHKTQD. 4. Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội - Khoa học quản lý - ĐHKTQD. 5. Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế - Khoa học quản lý - ĐHKTQD. II. BÁO VÀ TẠP CHÍ:
1. Tạp chí Tài chính số 7/2001.
2. Tạp chí Công nghiệp kỳ I tháng 8/2005. 3. Thời báo Tài chính số 10/ 2006.
4. Tài chính doanh nghiệp tháng 6/2005 và tháng 2/2006. 5. www.vnn.vn.
6. www.home.vn.vnn/ trang cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. III. SÁCH THAM KHẢO:
1. Các văn bản về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước – Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển. Xuất bản 2003.
2. Quá trình đổi mới DNNN ở Việt Nam giai đoạn 1986-2000 – Lee Kang Woo. NXB Đại học quốc gia Hà Nội – 2002.
3. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước những vấn đề lý luận và thực tiễn – PGS.TS. Lê Hồng Hạnh. NXB Chính trị quốc gia – 2004.
4. Kinh tế Nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước – PGS.TS. Ngô Quang Minh.
IV. TÀI LIỆU KHÁC:
1. Nghị quyết TW3 khoá IX.
2. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Cạn lần thứ IX.
3. Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Cạn về tình hình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tại địa phương giai đoạn 2001- 2005.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU...1
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...3
I. LÝ LUẬN VÀ NHẬN THỨC VỀ NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC...3
1. Nhà nước và vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân...3
1.1. Nhà nước...3
1.2. Vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân...4
1.3. Sơ đồ về công cụ quản lý của Nhà nước đối với kinh tế...5
2. Quan niệm về kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước...5
2.1 Quan niệm về kinh tế nhà nước...5
Hoạt động trực tiếp trong sản xuất...8
Hoạt động kinh tế nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất xã hội...8
2.2. Quan niệm về doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)...8
2.2.1. Quan niệm về doanh nghiệpNhà nước trên thế giới...9
2.2.2. Quan niệm về doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam...11
3. Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước...13
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC...14
1. Các khái niệm về đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước...14
1.1. Khái niệm đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước....14
1.1.1. Khái niệm...14
1.1.2. Các nguyên tắc trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước...15
1.2. Các hình thức đổi mới và sắp xếp...17
2. Sự cần thiết phải đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.. 20
3. Quy chế pháp lý và quy trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam...22
3.1. Quy chế pháp lý về các hình thức đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước...23
3.2. Quy trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay...24
III. KINH NGHIỆM VỀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
TRONG CẢ NƯỚC...26
1. Đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở Hà Nội. ...27
2. Đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở Nam Định...28
3. Đổi mới và sắp xếp lại một số doanh nghiệp Nhà nước ở Bộ Công Nghiệp...30
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC CẠN.. .31
1. Tỉnh Bắc Cạn...31
2. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Cạn...31
2.1. Về kinh tế...31
2.2. Về văn hoá – xã hội...34
II. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI BẮC CẠN...34
1. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp Nhà nước với các cấp, các ban ngành của địa phương...34
2. Sự cần thiết phải đổi mới và sắp xếp lại DNNN tại tỉnh Bắc Cạn giai đoạn 2001 – 2005...36
3. Vai trò của Sở Tài chính Bắc Cạn đối với quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước...37
3.1. Sở Tài chính Bắc Cạn...37
3.1.1. Chức năng và nhiệm vụ...37
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:...37
3.1.4. Kết quả và thành tựu...38
3.2. Vai trò của Sở Tài chính Bắc Cạn...39
1. Phân loại doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Bắc Cạn quản lý...41
1.1. Phân loại theo chức năng nhiệm vụ...41
1.2. Phân loại doanh nghiệp Nhà nước theo xếp hạng...42
1.3. Phân loại theo vốn pháp định...43
2. Tổng hợp tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh...43
2.1. Về số lượng các doanh nghiệp Nhà nước...43
2.2. Về vốn và công nghệ của của doanh nghiệp Nhà nước...45
2.2.1 Về vốn:...45
2.3. Về số nhân công lao động của doanh nghiệp Nhà nước...48
2.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước...49
3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Bắc Cạn quản lý...51
IV. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI BẮC CẠN GIAI ĐOẠN 2001 – 2005...54
1. Khái quát tình hình thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tại Bắc Cạn giai đoạn 2001 – 2005...54
1.1. Tình hình triển khai các văn bản pháp quy liên quan...54
1.2. Tiến trình và kết quả thực hiện đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước...55
2. Đánh giá công tác đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý...57
3. Các yếu tố tác động tới quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tại Bắc Cạn...58
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP DOANH NHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI BẮC CẠN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010...60
I. XÁC ĐỊNH RÕ QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI BẮC CẠN...60
1. Quan điểm...60
2. Mục tiêu và phương hướng...61
2.1. Mục tiêu...61
2.2. Phương hướng phát triển doanh nghiệp Nhà nước do Bắc Cạn quản lý giai đoạn 2001 – 2010...61
Bảng số 13:...62
Đơn vị: (triệu đồng)...62
Bảng số 14:...62
Đơn vị: (triệu đồng)...62
2.3. Một số mô hình về cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất. ...62
II. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC...64
1. Xây dựng môi trường pháp lý cho quá trình đổi mới và sắp xếp tại địa phương...65
2. Căn cứ vào thực trạng của địa phương mà chọn hình thức đổi mới
và sắp xếp sao cho hợp lý...65
3. Cần phải xây dựng quy trình cho quá trình đổi mới và sắp xếp...66
4. Phát huy vai trò lãnh đạo của tỉnh; Tăng cường tuyên truyền và hướng đẫn về việc đổi mới và sắp xếp đến mọi thành phần, chủ thể có khả năng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế tại địa phương...66
5. Có thể sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho quá trình đổi mới và sắp xếp tại địa phương...67
6. UBND tỉnh cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho doanh nghiệp...67
7. Cần phải bồi dưỡng thêm cán bộ có chuyên môn về công tác đổi mới và sắp xếp, đồng thời phải tăng cường học hỏi kinh nghiệp từ những địa phương khác như Hà Nội, Hải Phòng, Thái nguyên, Nam Đinh…...68
Ban đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp của tỉnh cần phải đào tạo thêm cán bộ có chuyên môn cao, có thể thuê các chuyên gia trong nước hoặc nước ngoài (nếu cần). Mặt khác có thể nhờ sự giúp đỡ của các tỉnh bạn, nhằm nâng cao hiệu quả công việc...68
8. Quan tâm và hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý cả trong và sau khi đổi mới và sắp xếp lại...68
9. Đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế địa phương...68
10. Quá trình đổi mới và sắp xếp phải tiến hành khẩn trương, đồng bộ, cần phải được triển khai sâu rộng đến từng địa bàn của tỉnh...69
11. Giải pháp khắc phục về vốn, công nghệ, lao động và thị trường cho doanh nghiệp...69
11.1. Giải pháp về huy động vốn và công nghệ...69
11.2. Lao động...70
11.3. Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp...70
12. Đối với doanh nghiệp...71
KẾT LUẬN...72