Đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệpNhà nước ở Hà Nội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Bắc Cạn (Trang 27 - 28)

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP LẠI DOANH

1.Đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệpNhà nước ở Hà Nội

Khác với các địa phương, Hà Nội là thành phố lớn nên quy mô về cơ cấu kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước lớn, có nhiều loại hình doanh nghiệp Nhà nước hoạt động, cho nên quá trình đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước rất phức tạp. Ta có thể khái quát tình hình thực hiện công cuộc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tại Hà Nội trong thời gian qua như sau:

Thực hiện Quyết định số 1021/QĐ-TTg ngày 1/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai công tác đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước đóng trên toàn địa bàn. Trong tổng số 879 doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn thì thành phố Hà Nội quản lý 328 doanh nghiệp. Và trong năm 1997, thành phố Hà Nội đã thực hiện sáp nhập 10 doanh nghiệp hoạt động yếu kém vào các doanh nghiệp Nhà nước khác, đổi tên cho 16 doanh nghiệp, bổ xung chức năng nhiệm vụ cho 76 doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi cơ quan quản lý cho 8 doanh nghiệp; ra quyết định thành lập mới một doanh nghiệp Nhà nước công ích, chuyển 9 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sang hoạt động công ích, thực hiện giải thể 2 doanh nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi. Trong năm 1998 Hà Nộ đã cổ phần hoá được 30 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ là 132,262 tỷ đồng, sáp nhập 6 doanh nghiệp Nhà nước vào các doanh nghiệp khác.v.v.. Từ năm 1999 đến 2005 Hà Nội đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước tại địa phương. Nhìn chung, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội quản lý sau khi được đổi mới và sắp xếp lại đều hoạt động hiệu quả, các doanh nghiệp nhanh tróng chuyển đổi mô hình, thích nghi với cơ chế thị trường, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động, thực hiện đày đủ nghĩa vụ và nộp ngân sách cho Nhà nước. Các doanh nghiệp điển hình như Công ty Sứ Thanh Trì, Công ty giầy Thượng Đình.v.v.

Như vậy, với hệ thống doanh nghiệp Nhà nước rộng lớn và phức tạp, nhưng Hà Nộ vẫn thực hiện tốt công cuộc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, bằng những giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất là thành phố Hà Nội đã vạch ra chiến lược và kế hoạch cụ thể nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng phát triển khi thực hiện đổi mới và sắp xếp.

Thứ hai là thành phố luôn luôn quán triêt chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc phải đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.

Thứ ba là thành phố xây dựng một bộ phận quản lý và tư vấn cho các doanh nghiệp bằng việc đưa cán bộ đi bồi dưỡng thêm về chuyên môn, thuê các chuyên gia nước ngoài.

Thứ tư là do thành phố là thủ đô, là trung tâm kinh tế, văn hoá lớn của cả nước cho nên dễ dàng huy động mọi nguồn lực từ xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Bắc Cạn (Trang 27 - 28)