Gây số c: Rất nhiều trường hợp tên các thương hiệu hay nhãn hàng gây sốc, gây ấn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xúc tiến nhằm phát triển thương hiệu khách sạn quốc tế Bảo Sơn (Trang 70 - 80)

tượng để người ta dễ nhớ, dễ liên tưởng đến. Tuy nhiên, khi đặt tên thương hiệu bạn cũng cần để ý đến ý nghĩa của từ nhằm tránh rắc rối, phiền toái khi xuất ra thị trường thế giới đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Ví dụ như trường hợp hãng thời trang FCUK (French Connection United Kingdom), khi mới ra thị trường đã tạo dấu ấn không mấy tốt vì nó cũng na ná giống với một từ tục tĩu trong tiếng Anh. Tuy nhiên, trường hợp này khá đặc biệt để người ta nhớ đến nó lâu hơn và rất độc đáo này. Tên khách sạn gây sốc có thể kể đến là khách sạn Dog Park Inn nằm ở Cottonwood Idaho Mỹ. Tên khách sạn này miêu tả tiếng kêu của con chó “Bark” và thiết kế của khách sạn cũng là hình chú chó đáng yêu của ông chủ. Chắc hẳn ông chủ này phải rất yêu chó nên mới xây dựng cả một khách sạn hình y hệt chú chó của mình.

- Riêng tư : Chúng ta không lạ lẫm gì với việc nhiều thương hiệu hay nhãn hàng

thành công từ tên của người phát minh hay sáng lập ra nó. Thông thường, thương hiệu được lấy từ tên của người đứng đầu tổ chức đó hay của một CEO có công lao to lớn đối với sự thịnh vượng của tổ chức. Tuy nhiên, để thương hiệu ăn sâu vào tiềm thức của khách hàng hay tồn tại dài lâu thì yêu cầu công tác PR phải cực kỳ tốt, bền bỉ và đầy sự sáng tạo. Thương hiệu khách sạn đáng nói ở đây không còn ai khác đó

chính là Hilton. Có thể nói khó tìm được một thương hiệu khách sạn thứ hai nào mang tên người sáng lập ra lại có thể nổi tiếng như Hilton. Để có một thương hiệu như vậy yêu cầu một sự phấn đấu vượt bậc. Có thể nói Bảo Sơn cũng là một thương hiệu mang tên người sáng lập (là ông Nguyễn Trường Sơn) nhưng công tác marketing của khách sạn này là chưa tốt nên vẫn chỉ bó hẹp ở phạm vi trong nước và chưa tiến xa được ra quốc tế.

2.5.2. Logo :

Mô tả : Logo Bảo Sơn là hình ảnh 3 ngọn núi màu xanh lập thành một dãy núi đúng như ý nghĩa của tên gọi thương hiệu là “sơn” có nghĩa là “núi”. Bên dưới là hình ảnh “cán cân đỡ núi” màu vàng và hai con chữ đầu tiên Bảo Sơn là “B” và “S” xuất hiện cân đối bên cạnh. Phía trên của dãy núi là một vầng sáng hào quang màu vàng tủa ra xung quanh thể hiện ngọn núi tỏa ra ánh sáng hào quang. Tất cả hình ảnh trên được bao bọc bởi một vòng tròn màu vàng xung quanh. Ở dưới vòng tròn trên là dòng chữ “Khách sạn Bảo Sơn” đối với logo tiếng việt và “Bao Son Hotel” đối với logo tiếng anh. Bên cạnh đó logo còn có hình ảnh 4 ngôi sao thể hiện đẳng cấp của khách sạn là khách sạn 4 sao.

Nhận xét : Logo của khách sạn Bảo Sơn rườm rà nhưng lại thiếu tính thông điệp, không có gì nổi bật, thậm chí còn có nhiều người đánh giá là “không hiện đại”.

Ta phải nên nhớ một điều rằng logo xuất hiện ở khắp nơi, từ letterhead, bộ sales kit, hotel card cho tới website của khách sạn, rơi vào tầm ngắm của khách hàng, các công ty du lịch và báo chí. Nói cách khác, logo được bất cứ ai có mối quan hệ với khách

sạn chú ý tới và là ấn tượng đầu tiên của họ về khách sạn. Chính vì sự ảnh hưởng ngầm này, logo của khách sạn buộc phải thiết kế sao cho tạo được ấn tượng tốt về khách sạn. Giới thiệu khách sạn một cách rõ ràng và ấn tượng, khách sạn sẽ được nhắc đến như một nhà chuyên nghiệp.

Chính vì thế nên logo nên phản ánh khách sạn một cách trung thực nhất. Nếu logo của khách sạn chứa một biểu tượng, nó nên gắn với ngành khách sạn mà mình đang kinh doanh, gắn với tên khách sạn, đặc tính xác định về khách sạn hay lợi thế cạnh tranh mà khách sạn có. Điều này khách sạn Moevenpick đã làm được khi logo của tập đoàn là hình ảnh chú chim mòng biển thể hiện “sự đến, sự đi” (move and pick) rất rõ ràng, tạo nên một ấn tượng đặc biệt với khách. Không những thế hình ảnh chú chim mòng biển trong phương tây thường có ý nghĩa rằng du đi đến đâu thì chú chim vẫn quay về tổ là mái ấm của mình. Thông điệp mà tập đoàn khách sạn này muốn gửi gắm có nghĩa là “dù bạn có đang đi du lịch hay công tác ở đâu thì khi ở khách sạn chúng tôi bạn cũng có cảm giác như ở nhà và rồi bạn sẽ trở về nhà với một ấn tượng tốt đẹp về chuyến đi như chú chim mòng biển kia vậy”.

Hình ảnh cánh chim mòng biển trong logo của tập đoàn Moevenpick

Trong khi suy nghĩ để đặt tên, đồng thời hãy nghĩ về kiểu logo phù hợp với cái tên đó. Logo chính là sự thể hiện doanh nghiệp bằng biểu tượng. Trong trường hợp này đó là khách sạn của mình. Đôi khi, chính từ suy nghĩ về logo mà lại nảy ra một cái tên phù hợp. Tuy vậy, logo và tên gọi không nhất theiét phải là tiếng vọng của nhau. Một khách sạn nhỏ ở West Virginia (Mỹ) sử dụng hình ảnh một cây táo, với những cành cây trĩu trịt những quả táo thắm đỏ như màu của hạnh phúc. Chủ khách sạn cho

biết, “Sở dĩ chúng tôi sử dụng logo cây táo là vì khách sạn chúng tôi được bao bọc bởi những vườn táo xum xuê quả ngọt.” Có khách sạn mọc lên ở miền quê trù phú của nước Mỹ sử dụng hình ảnh con bò đứng cạnh một hàng rào nở hoa hoặc những bông hoa cách điệu.

Logo gắn bó với vị trí địa lý của khách sạn có thể mang lại hiệu quả tốt. Vì đó là cách dễ nhớ nhất, dễ hình dung nhất về khách sạn. Một số khách sạn nhỏ ở vùng biển Bình Thuận sử dụng hình ảnh mỏ neo hay cánh buồm và những biểu tượng khiến người ta nghĩ ngay đến bãi biển và những làn gió mát lạnh mang theo hơi thở của biển.

Trong khi đó có nhiều người thích dùng hình ảnh minh họa ngôi nhà của họ trên brochure, hoặc thay cho logo. “Người ta thích nhìn thấy những gì mà họ có được”, một họa sĩ chuyên thiết kế logo cho các khách sạn vừa và nhỏ cho biết. Một tấm hình minh họa về khách sạn là cách gây ấn tượng nhanh nhất và trực tiếp nhất. Người xem sẽ thấy ngay là nó có đáp ứng được mong muốn của mình hay không. Trái với cách nghĩ của nhiều người, một bực tranh toàn cảnh với những chi tiết dàn trải không gây ấn tượng mạnh bằng một bức vẽ tập trung vào một đặc điểm nổi bật nào đó. Các sách quảng cáo du lịch làm điều này rất tốt. Nhiều khi đó chỉ là một bức vẽ phóng to một phần của tòa nhà cùng với đường gờ bên mái hiên và cây dây leo rủ xuống từ một cửa sổ. Bên trong, khách sẽ tìm thấy một miêu tả ngắn gọn về nội thất trong nhà. Một khách sạn khác cũng gây được ấn tượng tốt bằng hình ảnh về một nếp nhà nhỏ, xinh xắn nằm ngay trên mép của những con sóng bình yên. Đó đúng là những gì mà người yêu biển muốn thấy.

Điều gì quan trọng hơn bất cứ đặc tính nào khác mà khách sạn muốn khách hàng ghi nhớ về khách sạn của mình? Nếu như là sự ấm cúng khi ở trong khách sạn của mình hay sự tiện nghi thoải mái mà khách sạn có thể đem lại cho khách. Chọn một biểu tượng trừu tượng để truyền đạt cách tiếp cận tiên tiến-sự trừu tượng là lựa chọn số một cho các khách sạn công nghệ cao. Hoặc có thể đơn giản khách sạn chỉ chọn một vật thể biểu hiện cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách sạn mà mình đang kinh doanh. Nhưng ở đây Bỏa Sơn lại không làm được như vậy. Hình ảnh ba quả núi dường như không làm khách liên tưởng lắm tới sự “đón tiếp nồng hậu” (hospitality) như thông điệp mà ngành du lịch – khách sạn muốn mang lại mà trái lại còn mang

đến cảm giác lạnh lẽo, hoang sơ khi nhìn thấy logo của khách sạn Bảo Sơn. Chính vì thế có thể nói rằng Bảo Sơn đã chưa thành công trong việc xây dựng logo mặc dù Bảo Sơn cũng đã cố gắng vẽ hình ảnh ý nghĩa tên gọi của khách sạn trong logo nhưng điều đó đã không hiệu quả trong ngành du lịch – khách sạn, một ngành kinh doanh yêu cầu yếu tố nghệ thuật nhiều hơn là thực tế.

Những logo đơn giản được nhận ra nhanh hơn những logo phức tạp. Những đường kẻ và chữ đậm biểu hiện tốt hơn các chi tiết mờ nhạt và tất nhiên gây ấn tượng mạnh hơn. Tuy vậy, khách sạn cũng không nên thiết kế một logo giản dị thái quá. Một logo tốt phải thể hiện điều gì đó bất ngờ hoặc duy nhất mà không cần phải phóng đại. Hãy thử tham khảo biểu tượng của một nhà chuyên nghiệp: Hilton. Hãy chú ý rằng logo của họ đơn giản mà hấp dẫn đến thế nào. Bất cứ ai đi đâu công tác xa nhà cũng cảm thấy yên tâm và ấm cúng khi nhìn thấy những biểu tượng logo hết sức rành mạch này.

Hình ảnh chữ H màu xanh dương vô cùng đơn giản và hiệu của Hilton đã có mặt khắp nơi trên thế giới với thông điệp “Be your home”

Nếu logo không sắc nét khi in màu đen trắng, nó cũng sẽ rất khó thuyết phục nếu được in bằng bất cứ màu nào khác. Và in màu thường đắt hơn in đen trắng. Logo phải thỏa mãn tối ưu về mặt thẩm mỹ ở bất kỳ kích cỡ nào, to, nhỏ hay trung bình. Nói một cách dễ hiểu nhất là logo của khách sạn phải “vừa mắt” người nhìn, phần này không lấn át phần kia. Màu sắc và chi tiết không tách khỏi nhau để không tạo

nên một logo không cân xứng. Màu sắc, đường nét, hình khối là ba yếu tố quyết định đến tính cân bằng của một logo.

Thành công khi thiết kế logo còn được đánh giá qua tuổi thọ của logo (từ 10-15 năm). Ngoài ra khách sạn cũng cần lưu ý 3 dạng của logo: EPS để in ấn, JPG và GIF để hiển thị trên website.

Logo Bảo Sơn có hai tông màu chủ đạo là màu xanh dương và màu vàng nhạt. hai màu này đều rất mờ nhạt và không có gì nổi trội. Cái màu vàng của Bảo Sơn là thể hiện khách sạn 4 sao nhưung lại không dùng màu đồng bóng của sự sang trọng mà lại dùng một màu vàng nhạt nhờ nhờ gây nên một ấn tượng rất xấu.

Một logo tốt thường là sự kết hợp giữa tính đơn giản và tính độc đáo. Trong bất kì trường hợp nào, logo cần được thiết kế để có thể gây ấn tượng ở ngay cái nhìn đầu tiên. Mục đích là chỉ sau một vài lần nhìn, khách hàng có thể cảm thấy quen với logo đó và có thể phân biệt giữa hàng trăm logo khác vẫn thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông thường một logo ấn tượng khi nó có khả năng đứng độc lập. Nghĩa là chỉ cần nhìn vào logo, người ta cũng có thể đọc được tên của khách sạn có logo đó. Logo phải diễn tả được một số đặc trưng của khách sạn như hình ảnh đại bản doanh, sản phẩm, màu sắc, và những chữ cái xuất phát từ tên của khách sạn. Logo cũng giống như nhãn hiệu, chúng là tài sản riêng của khách sạn. Nhưng logo khác nhãn hiệu là nó dễ bảo vệ hơn. Một logo tốt khiến khách hàng nhớ đến sản phẩm của khách sạn nhanh hơn và bền lâu hơn. Con người thông thường ưa thích tiếp nhận thông tin qua mắt hơn, thích tiếp nhận hình ảnh hơn là con chữ. Nhiều khách sạn có tên dài dằng dặc rất khó nhớ. Những khách sạn như thế nhất thiết cần

đến một logo thực sự hấp dẫn và dễ nhớ.

Logo của tập đoàn Intercontinental vô cùng đơn giản

Trên đây là ví dụ điển hình ở đây là khách sạn Intercontinental Westlake Hanoi- quả thực là cái tên của khách sạn này vô cùng dài và đôi khi còn khó nhớ với một số người kém ngoại ngữ cũng như kém hiểu biết về Hồ Tây – Hà Nội, nhưng khi người ta nhìn thấy logo của khách sạn thì lại thấy vô cùng ấn tượng và dễ ghi nhớ và logo của khách sạn này chỉ có duy nhất một chữ “I”

Bên cạnh đó, trong thời buổi hội nhập quốc tế, logo tốt sẽ giúp các khách sạn đến với khách hàng mà không phải mất quá nhiều thời gian giải quyết trở ngại bất đồng ngôn ngữ. Các chuyên gia thiết kế cho rằng, logo có tên hoặc một phần tên của khách sạn dễ được nhận ra nhất và chúng cũng được nhớ lâu nhất. Việc thay đổi mẫu mã hàng hoá là rất cần thiết. Nhưng những công ty giàu kinh nghiệm tối kị thay đổi đột ngột màu sắc trên bao bì, nhãn mác hay màu sắc sản phẩm. Duy trì việc sử dụng một loại màu sắc nhất đình để trang trí, thông tin trên sản phẩm có liên hệ mật thiết với lòng tin của khách hàng đối với công ty. Những logo có hình dáng lấy cảm hứng từ những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Màu sắc logo của các công ty hầu hết xuất phát từ màu sắc của sản phẩm công ty sản xuất. Màu sắc của logo có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian mà người tiêu dùng nhận ra nó. Các chuyên gia thiết kế cho rằng, logo càng ít màu càng tốt. Tuy rằng trong thực tế vẫn có những logo rất nhiều màu sắc nhưng vẫn hiệu quả vì chúng được kết hợp một cách khéo léo để tạo nên một ấn tượng đặc biệt nào đó. Màu sắc trong logo

cũng có những ý nghĩa nhất định. Cơ bản là, có 6 màu (đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, tím). Tốt nhất là chọn một màu thôi từ 6 màu chính hơn là chọn một màu trung gian hoặc một màu pha trộn. Hãy nhớ rằng tất cả các màu đều không gây tác động như nhau đối với mắt người xem. Các màu về phía màu đỏ của quang phổ thì hơi tập trung vào phía trước võng mạc. Do đó khi bạn nhìn màu đỏ, thì nó có vẻ di chuyển đến trước mắt.Những màu ở phía màu xanh của quang phổ thì hơi tập trung vào phái sau võng mạc. Do đó màu xanh dương có vẻ di chuyển xa . Vì các lí do vật lý này, màu đỏ là màu có năng lượng và gây kích thích. Đỏ là màu đập vào mắt bạn và đó là lí do tại sao 45% các quốc kỳ trên thế giới đều có màu đỏ. (Xanh dương là màu nổi bật thứ nhì. Màu xanh dương có trong khoảng 20% các quốc kì trên thế giới.) Xanh dương là màu tương phản với đỏ. Xanh dương tạo cảm giác an bình, yên tĩnh. Màu của sự nhàn tản, nhẩn nha. Trong thế giới của thương hiệu, màu đỏ là màu có tính cách của người bán lẻ, thu hút chú ý. Màu xanh dương là màu có tính cách của tập đoàn, tạo ra sự bình ổn. VD: logo khách sạn Tunes Hotel màu đỏ, logo Hilton xanh dương. Các màu kia là màu trung gian. Màu cam gần đỏ hơn xanh dương. Xanh lá cây gần xanh dương hơn đỏ. Màu vàng là màu trung tính. Nhưng vì nó nằm chính giữa phạm vi các dải song mà mắt bạn có thể phát hiện được, cho nên màu vàng cũng là màu sáng nhất. Do đó màu vàng được dùng trong các biển báo “hãy chú ý” như đèn giao thông màu vàng, các lằn sơn màu vàng, các biển báo màu vàng. Bao năm qua một số màu đã mang số đặc tính:

+ Màu trắng thanh khiết (thí dụ áo cưới màu trắng).

+ Màu đen sang trọng (thí dụ nhãn chai rượu Johnnie Walker Black Label). + Màu xanh dương là dẫn đầu, lãnh đạo.

+ Màu đỏ tía là vương giả, quý tộc.

+ Màu xanh lá cây là màu của môi trường và sức khoẻ.

Khi chọn một màu cho một thương hiệu hoặc một logo, các nhà quản lí thường tập trung vào tâm trạng mà họ muốn thiết lập hơn là cái bản sắc độc đáo mà họ muốn tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xúc tiến nhằm phát triển thương hiệu khách sạn quốc tế Bảo Sơn (Trang 70 - 80)