Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, thực hiện đúng pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng cũng là một giải pháp quan trọng để nâng cao vai trò của pháp luật trong QLBVR. Những vấn đề đó có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, hỗ trợ cho nhau, hệ thống pháp luật bảo vệ rừng hoàn thiện giúp cho hoạt động thực hiện nó được đúng và đầy đủ, thực hiện đúng pháp luật bảo vệ rừng sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng, vì quá trình thực hiện pháp luật bảo vệ rừng, chúng ta có thể phát hiện ra những ưu điểm và hạn chế, những nội dung phù hợp và không phù hợp với thực tiễn hoạt động QLBVR để kịp thời huỷ bỏ, sửa đổi những nội dung chưa phù hợp, bổ sung những nội dung chưa được quy định nhằm hoàn thiện pháp luật. Như vậy, thực hiện pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng được thể hiện và thực hiện đúng pháp luật trong QLBVR sẽ góp phần nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
Thực hiện pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng là hoạt động đưa pháp luật vào cuộc sống, làm cho các quy định của pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội, trở thành quy tắc xử sự chung, thực hiện đúng pháp luật bảo vệ rừng góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ rừng, cơ quan nhà nước, tổ
chức, cộng đồng dân cư tham gia quan hệ bảo vệ rừng, đồng thời góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với đường lối của đảng nói chung, đường lối về QLBVR nói riêng, qua đó góp phần nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng. Để thực hiện đúng các quy phạm pháp luật bảo vệ rừng, chúng ta cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quản QLNN trong lĩnh vực
bảo vệ rừng có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn và có kiến thức về QLNN
Theo đánh giá chung của Bộ NN&PTNT tại số 186/BNN-VP ngày 10/07/2001 về tình hình thực hiện cải cách hành chính thời kỳ 1996 - 2001 và trương trình hành động giai đoạn 2001 - 2010 thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức về quản lý hành chính nhà nước còn có nhiều hạn chế nhất định, một bộ phận không nhỏ sa sút về phẩm chất chính trị và đạo đức, nhiều cán bộ, công chức thuộc Bộ còn lúng túng trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật; hiện tượng một số cán bộ trong ngành tiếp tay, dung túng cho bọn “lâm tặc”. Trong khi đó, hoạt động QLBVR mang tính đặc thù riêng, đặc biệt là những nơi vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh đi lại khó khăn, lực lượng kiểm lâm lại quá mỏng, diện tích rừng cần được bảo vệ thì lớn (hiện nay cứ 5.000 đến 7.000 ha mới có 1 kiểm lâm bảo vệ), cơ sở vật chất thì nghèo nàn lạc hậu. Do vậy, việc có thực hiện đúng pháp luật trong QLBVR hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức và kiến thức QLNN của đội ngũ cán bộ QLBVR.
Để thực hiện được công tác QLBVR, trong thời gian tới Bộ NN&PTNT cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, biết kiến thức cơ bản về lâm sinh, bên cạnh đó cần đào tạo để họ nắm được kiến thức luật, kiến thức QLNN, kỹ năng hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, có khả năng tổng hợp thực hiện pháp luật ở từng cấp quản lý; nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ phát triển rừng cho quần chúng nhân dân. Đổi mới thông qua các hình thức, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho từng cán bộ cụ thể.
Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan QLBVR bằng cách công khai mọi hoạt động quản lý, để người dân có thể tham gia tích cực hơn nữa vào công tác bảo vệ rừng, chống lại, đẩy lùi hiện tượng tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ. Đồng thời tiến hành rà soát, đánh giá lại cán bộ, công chức quản lý và công tác đào tạo nghiệp vụ cho công chức quản lý, phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức mọt cách thường xuyên về chính trị, tư tưởng, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho công tác bảo vệ rừng:
Để bảo đảm cho pháp luật thực sự là công cụ hữu hiệu nhất trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng thì việc đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí trong việc xây dựng pháp luật là điều không thể thiếu. Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhưng do ngành mang tính đặc thù và sự quan tâm chưa thoả đáng nên việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho các hoạt động QLBVR rất cần thiết như: nhà nước cần đầu tư kinh phí và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt xây dựng các văn bản dưới luật để hướng dẫn chi tiết Luật BV&PTR năm 2004, việc rà soát hệ thống văn bản nhằm hoàn thiện pháp luật, việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế; trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng trong xã hội và các cơ quan QLNN; đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng (xây nhà tạm giữ theo thủ tục hành chính của cơ quan kiểm lâm đố với người có hành vi vi phạm hành chính); đầu tư trang thiết bị, nghiệp vụ chuyên ngành cho các cơ quan trong lĩnh vực bảo vệ rừng như thông tin liên lạc, phương tiện công cộng cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và ngăn chặn hành vi phá rừng, chống người thi hành công vụ để những người thay mặt cho cơ quan nhà nước thực thi nhiệm vụ yên tâm công tác, tránh được sự tác động đến hoạt động chuyên môn, ảnh hưởng tới việc thực hiện không đúng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực, được coi như là đột phá khẩu để chuyển tải thông tin pháp luật, các chế độ, chính sách của nhà nước, đường lối chủ trương của đảng về công tác bảo vệ rừng, để dưa pháp luật vào cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Nhận thức đầy đủ pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng giúp cho các chủ thể có niềm tin và sử xự theo pháp luật một cách tích cực và bảo đảm cho hoạt động thực hiện pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng được đúng và được đủ. Trên cơ sở đó, nâng cao vai trò của pháp luật trong QLBVR. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng là việc nâng cao ý thức pháp luật cho chính các chủ thể tham gia quan hệ bảo vệ rừng và cộng đồng dân cư. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong việc tổ chức thực hiên pháp luật bảo vệ rừng, chủ yêu trên các khẩu hiệu, biển báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo hình, báo viết, báo nói; in ấn các ấn chỉ về toàn văn hoặc trích dẫn các quy định của pháp luật, câu hỏi - trả lời về pháp luật bảo vệ rừng, để mọi người trong cộng đồng có điều kiện tiếp xúc rông rãi với các quy định của pháp luật, trên cơ sở đó, từng bước hình thành ý thức pháp luật, tạo tiền đề cho sống và làm việc theo pháp luật.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo các chương trình ngắn hạn, dài hạn, qua các chuyên để nói chuyện, sinh hoạt học thuật cho các đối tượng cụ thể, để đạt được mục tiêu: cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng để hiểu biết đúng, đầy đủ nội dung các quy định về QLBVR; có thể lồng ghép giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề hoặc các buổi dã ngoại thực địa cho học sinh, sinh viên; đặc biệt là những đối tượng ở vùng sâu vừng xa, dân trí thấp thì vai trò của cán bộ quản lý, đặc biệt là vai trò của cán bộ kiểm lâm hết sức quan trọng, bằng những việc làm thiết thực ngoài công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ tạo được lòng tin cho họ để gắn bó với rừng, đẩy nhanh tiến trình xã hội hoá công tác bảo vệ rừng.
Ngoài các biện pháp kể trên, để thực hiện đúng pháp luật bảo vệ rừng cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng một cách nghiêm minh, đúng pháp luật, công khai bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ rừng, của nhà nước, của người thi hành công vụ cũng có tác dụng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng.
Thứ tư, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật QLBVR:
cần phải khắc phục ngay tình trạng các quyết định thanh tra, kiểm tra không được thực hiện nghiêm chỉnh (bình quân hàng năm từ 1997 đến 2004 chỉ có 68,42% Quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng của cơ quan có thẩm quyền được thi hành đầy đủ, kịp thời). Nguyên nhân của tình trạng nay là do đối tượng vi phạm chủ yếu là dân nghèo không có đủ điều kiện để chấp hành hình phạt; quản lý nhà nước chưa chặt chẽ; đặc biệt là các quy định hiện hành về chế tài chưa sát với thực tế đặc thù của quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Có những Quyết định xử lý, do không được theo dõi chặt chẽ việc chấp hành của đương sự, tạo kẽ hở để một số đối tượng lợi dụng cố tình không chấp hành, nhưng họ cũng không bị cưỡng chế thi hành. Tình trạng này, không chỉ làm cho việc chấp hành các Quyết định xử phạt nói riêng và việc thực hiện pháp luật không nghiêm trong xã hội.
Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc thi hành Quyết định xử lý vi phạm, hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và tố cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đồng thời các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo vệ rừng khi ra các Quyết định xử lý vi phạm pháp luật cần phải theo dõi quá trình thi hành Quyết định xử lý đó và quy định trách nhiệm của những cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ năm, tổng kết công tác thực hiện pháp luật:
Cần tổng kết, đánh giá, phân tích những thành tựu và yếu kém trong hoạt động quản lý và tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật bảo vệ rừng, thông qua đó hoàn thiện hệ thông pháp luật bảo vệ rừng.