Nguyên nhân làm hạn chế vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 68 - 73)

* Những nguyên nhân trong hoạt động xây dựng pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng biểu hiện ở một số điểm sau:

- Hiện nay chúng ta vẫn chú trọng đến công tác xây dựng các công trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng. Việc đổi mới và kiện toàn phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật bảo vệ rừng nói riêng chưa theo kịp nhu cầu, đòi hỏi của công tác xây dựng pháp luật trong tình hình mới.

- Hoạt động rà soát các văn bản pháp luật trong QLBVR trong thời gian qua ở các cấp, các ngành nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các mâu thuẫn, chồng chéo, phát hiện ra các nhu cầu mới cần điều chỉnh trong bảo vệ rừng và nhu cầu kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật chưa thực sự được chú trọng đúng mức.

- Công tác tổng kết thực tiễn xây dựng pháp luật chưa thực sự gắn liền với hoạt động bảo vệ rừng, tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài để nâng cao hoạt động xây dựng pháp luật trong QLBVR.

*Những nguyên nhân trong hoạt động thực hiện pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng:

- Nguyên nhân khách quan:

Bảo vệ rừng không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nhưng chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm, tổ chức bộ máy chưa hoàn thiện mà lĩnh vực này mang tính đặc thù riêng. Đa số các địa phương nơi mà đời sống của đồng bào dân tộc ít người gắn liền với rừng lại là những nơi khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiếu cán bộ trong QLBVR, nhất là các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa... Hiện nay, ngành kiểm lâm có gần 10.000 nhân viên, trong đó 5.000 người đóng chốt tại xã làm nhiệm vụ giữ rừng. Hiện còn khoảng 1.000 xã có rừng, song thiếu nhân viên kiểm lâm, lực lượng quá mỏng so với diện tích cần được bảo vệ (khoảng 5.000 đến 7.000 ha rừng/nhân viên kiểm lâm). Hệ thống pháp luật của nước ta đang trong quá trình hoàn thiện nên có nhiều sửa đổi, bổ sung, số lượng văn bản rất nhỏ, điều chỉnh ở nhiều lĩnh vực khác nhau; một số quy định không phù hợp với thực tiễn; việc tổng kết rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức, ý thức tôn trọng pháp luật và phối hợp giữa các cơ quan và nhân dân chưa cao trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

- Nguyên nhân chủ quan:

Một là, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật trong

QLBVR nói riêng chưa được chú trọng đúng mức và chưa được thực hiện tốt trong cả nước. Nhiều người không biết rõ quy định về pháp luật khi tham gia quan hệ QLBVR nên không xác định được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, chính vì vậy không tạo được động lực kích thích họ trong hoạt động bảo vệ rừng.

Hai là, theo thống kê của Cục kiểm lâm thì nhìn chung cán bộ, công chức ngành

kiểm lâm vẫn chưa đủ số lượng, một số bộ phận còn bất cập, không đồng đều về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ mặc dù đã được quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, ý thức pháp luật về bảo vệ rừng trong cán bộ, công chức nhà nước so với yêu cầu QLNN bằng pháp luật còn thấp.

Theo báo cáo xem xét năng lực thừa hành pháp luật và xác định nhu cầu đào tạo của các chủ thể bảo vệ các khu rừng đặc dụng của PGS.TS. Lê Hồng Hạnh năm 2001, thì cán bộ cơ sở cấp xã ở địa phương có rừng, có trình độ văn hoá tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở xuống chiếm từ 41,95% đến 50,94%, trong khi đó cán bộ có trình độ chuyên môn bậc đại học chỉ chiếm 0,18% đến 5,03%. Với trình độ văn hoá chuyên môn thấp, đương nhiên hiểu biết và ý thức pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng không cao. Do đó, năng lực tổ chức thực hiện pháp luật hạn chế trên các mặt thực thi pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Tình trạng vi phạm pháp luật trong QLBVR còn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, tình trạng khai thác rừng trái phép để lấy lâm sản, lấy đất canh tác hoặc sang nhượng trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng chưa được giải quyết chặt chẽ. Nhiều cán bộ nhà nước, cơ quan nhà nước coi việc bảo vệ rừng là công việc của Kiểm lâm, của chủ rừng và các cơ quan về lâm nghiệp khác, thái độ thờ trước hành vi huỷ hoại tài nguyên rừng còn phổ biến.

Ba là, bộ máy của các cơ quan quản lý về bảo vệ rừng còn cồng kềnh, nhiều tầng

lớp, năng lực của cán bộ, công chức còn yếu.

Bốn là, quy định của pháp luật chưa rõ ràng, xử lý vi phạm pháp luật chưa nghiêm

minh.

Việc quy định của pháp luật trong ranh giới giữa hành chính và hình sự chưa rõ ràng cho nên nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội đáng lẽ xử lý hình sự, nhưng vẫn được vận dụng “lách luật” để xử lý hành chính dẫn đến các chế tài được áp dụng không đủ sức trừng trị, răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Ngược lại hình sự hoá các vi phạm hành chính làm mất thời gian trong việc xem xét và xử lý vi phạm.

Việc tổ chức điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng thường chậm, áp dụng các chế tài xử phạt chưa nghiêm minh, có dấu hiệu thiếu minh bạch. Chẳng hạn, theo báo cáo của Toà án Tỉnh Lào Cai, năm 2001 Tỉnh này đã xét xử 5 vụ án hình sự các tội vi phạm các quy định về QLBVR, nhưng có 4 vụ chỉ xử phạt mức án đến 3 năm tù cho hưởng án treo, trong khi đó mức độ vi phạm gây thiệt hại về rừng rất lớn (đốt phá rừng làm thiệt hại từ 15 - 20 ha); vụ Nguyễn Thị Như Loan khai thác trái phép lâm

sản, khởi tố điều tra từ năm 1999 có liên quan đến một số cán bộ chức vụ, quyền hạn của một số cơ quan tỉnh, kéo dài 6 năm nhưng không xử lý được, nên vụ án phải đình chỉ điều tra; vụ Nguyễn Thanh Quốc (Gia Lai) khai thác trái phép 110 mét khối gỗ nhưng toà án Gia Lai chỉ xử phạt 2 năm tù, cho hưởng án treo.

Năm là, pháp luật chưa quy định cơ chế giám sát thực hiện giám sát trong lĩnh vực

bảo vệ rừng một cách rõ ràng, cụ thể. Trên thực tế sau khi được ban hành, tổ chức thực hiện không kịp thời, thiếu đồng bộ, thống nhất, diễn ra phổ biến. Hoạt động giám sát thực hiện pháp luật thuộc về Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhưng chưa có một cơ chế vận hành hoạt động giám sát một cách cụ thể, rõ thẩm quyền, trách nhiệm giám sát của các cơ quan nhà nước các cấp, cơ chế công khai, báo cáo trước nhân dân để có thể giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước chưa được chú trọng thực hiện. Pháp luật chưa phân biệt rõ giữa hoạt động giám sát với hoạt động thanh tra, kiểm tra, trên thực tế các hoạt động này còn lẫn lộn, chồng chéo.

Sáu là, thiếu sự đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực bảo vệ rừng. QLBVR là một lĩnh

vực phức tạp đòi hỏi nhiều công sức, trang thiết bị hiện đại cũng như nguồn nhân lực đảm bảo công tác QLBVR. Trong những năm qua mặc dù xác định nâng cao tầm quan trọng của rừng cũng như tăng cường công tác QLBVR nhưng sự đầu tư của nhà nước về lĩnh vực này còn hạn chế chưa ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra.

Bảy là, các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật BV&PTR chưa được ban

hành nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ làm hạn chế công tác hoạt động QLBVR, ví dụ như chế định pháp luật về cộng đồng dân cư trong QLBVR, Nghị định thay thế Nghị định 39/CP...

Những yếu kém, bất cập trong hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân là những trở lực trực tiếp đối với vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng. Tình trạng đó không chỉ bộc lộ thông qua những hạn chế về tổ chức, cơ chế hoạt động mà còn chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, cả về năng lực lẫn phẩm chất, vì thế nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trên thực tế bị hạn chế rất nhiều.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận chương 2

Bảo vệ rừng là vấn đề cấp bách hiện nay, không chỉ riêng của ngành lâm nghiệp mà là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân ta. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Rừng vàng, biển bạc” và yêu cầu chúng ta “Chớ lãng phí vàng mà phải bảo vệ vàng của chúng ta” [47, tr. 561], Người còn dặn: “Những cây gỗ to bị chặt để đốt hay để cho mục nát không khác gì đồng bào tự tay mình đem tiền bạc đổ xuống sông” [46, tr.243]; “Nguy hại của việc phá rừng - phá vỡ sự cân bằng của môi trường sinh thái sẽ ảnh hưởng tới khí hậu, ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống rất nhiều” [47, tr. 561]; “Nếu rừng kiệt thì không còn gỗ, và mất nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây ra lũ lụt và hạn hán” [48, tr. 3].

Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước bảo vệ rừng luôn được nhà nước chú trọng, đặc biệt 20 năm đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế đất nước: từ cơ chế quản lý bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự ra đời của Luật BV&PTR năm 1991 và được sửa đổi bổ sung vào năm 2004 đã chứng tỏ vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.

Đánh giá vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải được tiến hành trên một phạm vi rộng với nhiều nội dung phức tạp trên cơ sở những tiền đề lý luận được phân tích ở chương 1.

Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận và cần được phát huy thì vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng còn những khiếm khuyết, bất cập trong các hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và trình độ ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia biểu hiện ở các khía cạnh sau: pháp luật trong QLBVR tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức của các cơ quan QLBVR; cho hoạt động của các cơ quan QLBVR; tạo cơ sở pháp lý cho công tác xã hội hoá bảo vệ rừng; tạo cơ sở pháp lý cho công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của các cơ quan QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng đã phân tích ở chương này mặt khác còn bộc lộ thông qua sự thiếu thống nhất, đồng bộ, bất hợp lý của một số ngành luật gây khó khăn trong việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước và chủ rừng.

Những nguyên nhân được rút ra từ thực trạng nói trên (được trình bày ở mục 2.5) là cơ sở quan trọng để xác định các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm giải quyết vấn đề này trong thời gian tới.

Chương 3

Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò

của pháp luật trong Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay 3.1. Phương hướng nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 68 - 73)