Sự tác động của nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 36 - 37)

Nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế diễn ra hết sức phức tạp về quan hệ kinh tế, với sự đa dạng về lợi ích trong đó có lợi ích to lớn mà rừng mang lại như: gỗ, lâm sản ngoài gỗ, động vật rừng, thực vật rừng đặc biệt là những loài gỗ quý hiếm và các đặc sản động vật, thực vật rừng có giá trị cao, mang lại siêu lợi nhuận cho những người tham gia kinh doanh mặt hàng này. Điều đó cũng là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng khai thác, săn bắn, mua bán trái phép lâm sản gay gắt, với những thủ đoạn tinh vi, khó kiểm soát, khi bị phát hiện và xử lý thì tổ chức chống người thi hành công vụ quyết liệt, vì vậy đang gây áp lực cho công tác bảo vệ rừng.

Để phát triển kinh tế thì kéo theo là một hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng như đường giao thông, các công trình thuỷ lợi, các đường dây tải điện cho các khu công nghiệp, đồng thời mở rộng đô thị và xây dựng khu dân cư, nhu cầu về đất đai đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà nước cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong đó có đất rừng ở nơi cần thiết cho mục tiêu phát triển.

Trong nền kinh tế Việt Nam, nông nghiệp và nông thôn là khu vực dân cư chủ yếu chiếm 80% dân số dựa vào tài nguyên và đất đai nên luôn sảy ra sự xung đột của quá trình

phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế - bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường có nơi diễn ra rất gay gắt. Thực tiễn nhiều năm qua, diện tích rừng bị tàn phá, thu hẹp nhanh chóng, có nơi bất chấp cả pháp luật ví dụ như: Gần đây 15 ha rừng phòng hộ huyện Ngọc Hồi tỉnh Kontum bị phá để trồng sắn do chính các chủ rừng được nhà nước giao cho quản lý bảo vệ, diện tích rừng ở Tây Nguyên và một số nơi khác đã bị huỷ hoại bởi bàn tay con người. Rừng bị phá huỷ do nhiều lý do khác nhau trong đó có làn sóng di dân tự do, ồ ạt từ đồng bằng và miền núi phía Bắc lên Tây Nguyên và một số nơi khác. Đó là vấn đề gây bức xúc cho xã hội và cho công tác bảo vệ rừng.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bảo đảm sự thống nhất, hài hoà giữa sự phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống. Không nên vì mục tiêu lợi ich kinh tế trước mắt mà không quan tâm đến bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo diện tích rừng quốc gia đủ an toàn về môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững, ngược lại không chỉ vì bảo vệ rừng mà làm cho kinh tế chậm phát triển.

Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường hàng trăm năm qua đã cung cấp cho chúng ta đầy đủ cơ sở để nói rằng, pháp luật đã trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường văn minh. Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với những yêu cầu cầu nền kinh tế thị trường thì nền kinh tế thị trường không vận hành trôi chảy được. Chính vì vậy, sự thống nhất giữa kinh tế - xã hội với bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống chỉ có thể đạt được bằng sự can thiệp của nhà nước thông qua pháp luật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 36 - 37)