Nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng phải dựa trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 73 - 76)

vệ rừng phải dựa trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng

ở nước ta, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đảng ta là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, đường lối của Đảng là tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng các văn bản pháp luật, do vậy pháp luật không chỉ là vấn đề chuyên môn mà pháp luật phải thấm nhuần các quan điểm, đường lối chính trị của Đảng với phương châm trính trị là linh hồn của pháp luật, đường lối của Đảng ta được “luật hoá”, được “ hoá thân” vào các quy định của pháp luật, các quan hệ pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, chủ rừng. Như vậy, có thể nói việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là kết quả tất yếu phải gắn chặt với quá trình thể chế hoá đường lối của đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Rừng gắn bó với đời sống của hàng chục triệu đồng bào các dân tộc, do vậy bảo vệ rừng là nhiệm vụ của toàn xã hội, đòi hỏi phải có sự tham gia của các ngành các cấp, chủ rừng, trong đó lượng Kiểm lâm đóng vai trò nòng cốt. Vì vậy, pháp luật có một vai trò quan trọng trong việc thể chế hoá đường lối của đảng đối với hoạt động bảo vệ rừng, muốn nâng cao được vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng phải căn cứ vào các đặc trưng sau đây:

Một là, để bảo vệ tài nguyên rừng phải thực hiện nhiều giải pháp cả trước mắt và

lâu dài, nâng cao đời sống của người dân sống trong rừng, gần rừng để giảm áp lực phá rừng trái phép, mở rộng quyền chủ động và nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ rừng, phân cấp nhiệm vụ cụ thể của các ngành, các cấp trong việc QLNN về bảo vệ rừng, đặc biệt là chính quyền cơ sở.

Hai là, pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng phải thể chế được quan

điểm đã được nêu ra tại kỳ họp quốc hội khoá X tháng 12 năm 1997 là: “đẩy mạnh tốc độ trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chú ý bảo vệ vốn rừng hiện có và trồng rừng mới, phát huy có hiệu quả chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát huy tính đa dạng sinh học, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước, đưa tỷ lệ che phủ lên 43% diện tích cả nước”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khoá IX về “tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định:

Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ của rừng lên 43% hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hoá Lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm rừng sống được bằng nghề rừng. Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và có chính sách hỗ trợ để định canh, định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi, ngăn chặn nạn đốt phá rừng. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ trụ mỏ, nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm rừng [28, tr. 171].

Nghị quyết số 48 NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định kỳ đến năm 2020; về phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001-2005) Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: Bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu ha rừng. Tăng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng. Trồng mới 1,3 triệu ha rừng tập trung, nâng cao độ che

phủ rừng lên khoảng 38-39% vào năm 2005, hoành thành cơ bản công tác định canh, định cư và ổn định đời sống nhân vùng núi [28, tr. 277].

Chỉ thị số 286 ngày 2 tháng 5 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách về BV&PTR ghi rõ: Giao Bộ NN&PTNN chủ trì và phối hợp với Ban tổ chức cán bộ Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, phương án đổi mới, kiện toàn hệ thống Kiểm lâm. Tăng cường sự quản lý thống nhất của Trung ương về nghiệp vụ, sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh. Có cơ chế phối hợp Kiểm lâm với các lực lượng vũ trang và các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn. Trang bị các phương tiện, công cụ hỗ trợ và vũ khí cho lực lượng Kiểm lâm để thực hiện tốt chức năng kiểm tra bảo vệ rừng.

Báo cáo của Chính phủ sơ kết 3 năm 1997-2000 thực hiện Chỉ thị 286 ngày 02 tháng 05 năm 1997 nêu rõ: Đổi mới và kiện toàn tổ chức Kiểm lâm để tổ chực này thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan thừa hành pháp luật về BV&PTR, đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá nghề rừng và công tác bảo vệ rừng ở địa phương. Tăng cường Kiểm lâm phụ trách địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các ngành xây dựng kế hoạch, phương án tiếp tục và thường xuyên tổ chức thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện việc xây dựng hương ước, quy ước về BV&PTR trong cộng đồng dân cư, thôn, bản, trong các doanh nghiệp, tổ chức để mọi người cam kết để chấp hành các quy định của nhà nước và của bản thân trong việc BV&PTR [55, tr. 8].

Báo cáo của ban chấp hành Trung ưong Đảng khoá X ngày 10 tháng 04 năm 2006 khẳng định đưa tỷ lệ che phủ rừng vào 2010 lên 42-43%.

Ba là, pháp luật trong QLNN đối với bảo vệ rừng phải đảm bảo yêu cầu việc xây

dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy hội nhập quốc tế của Việt nam. Hiện nay trong tiến trình đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chủ động hội nhập quốc tế, tham gia thể chế của đa phương và song phương ở phạm vi khu vực và toàn cầu, nên yêu cầu cấp bách đặt ra pháp luật phải là cơ sở để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy QLNN trong QLBVR; các quy phạm pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xủ lý vi phạm; đẩy nhanh tốc độ xã hội hoá công toác bảo vệ rừng để tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Việc nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng phải quán triện những quan điểm trên để góp phần vào việc giải quyết tốt công tác bảo vệ rừng, góp phần quan trong thực hiện chế độ dân chủ cơ sở, tạo ra sự đồng thuận giữa chủ rừng với chính quyền nhà nước, góp phần tạo lập môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích sự hợp tác quốc tế vào Việt Nam.

3.1.2. Nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng phải đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 73 - 76)