Nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng phải bảo đảm sử dụng luật tục, hương ước, quy ước bảo vệ rừng như

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 79 - 80)

nguồn bổ trợ và hỗ trợ cho pháp luật trong quản lý nhà nước để đạt hiệu lực, hiệu quả phù hợp với cơ chế thị trường, yêu cầu hội nhập quốc tế và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững

Hệ thống các quy phạm pháp luật bảo vệ rừng muốn phát huy được hiệu lực thực tế thì phải thông qua sự quán lý nhà nước, đó là một nhiệm vụ quan trọng, một mắc khâu không thể thiếu được. Phương hướng nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng trong điều kiện nước ta hiện nay được thể hiện ở những nội dung sau:

Một là, pháp luật trong trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng phải biết kết hợp

với sử dụng luật tục, hương ước, quy ước bảo vệ rừng như một công cụ hỗ trợ, bổ sung để hoàn thiện mình. Các luật tục, hương ước, quy ước chính là các phong tục, tập quán, văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc, những người sống trong rừng, gần rừng và gắn bó cuộc sống với rừng và là đối tượng tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ rừng. Như đã phân tích ở chương 1 của luận văn thì việc sử dụng luật tuc, hương ước, quy ước bảo vệ rừng như một công cụ hỗ trợ có hiệu quả, tiết kiệm, xác thực, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào QLBVR, đồng thời nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng và bám sát thực tế hơn, nhưng trên cơ sở phải chọn lọc những luật tục, hương ước, quy ước phù hợp, hạn chế, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, phản khoa học.

Hai là, kiện toàn hệ thống tổ chức của các cơ quan QLNN về bảo vệ rừng nhằm

nâng cao hiệu quả tác động của pháp luật đối với các cơ quan này, trước hết là thiết lập hệ thống quy hoạch ổn định lâm phận quốc gia của ba loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. Trên cơ sở đó hoàn thiện các cơ chế tổ chức quản lý và chính sách áp dụng cho từng loại rừng, tiến hành phân cấp QLNN về rừng và đất trồng rừng trên cơ sở quy định cụ thể về trách nhiệm của chính phủ, các bộ ngành, UBND các cấp; trách nhiệm của các cơ quan QLBVR, chủ rừng; đặc biệt là kiện toàn hệ thống kiểm lâm theo hướng

tăng cường quản lý thống nhất về tổ chức, nghiệp vụ để làm tốt chức năng QLBVR và thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ rừng của các cấp chính quyền địa phương.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ rừng đủ mạnh cả về

số lượng lẫn chất lượng. Mỗi cán bộ từ trung ương đến cấp cơ sở phải có quan điểm chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống trong sáng, luôn luôn trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đặc biệt là đối với các cán bộ kiểm lâm, để xứng đáng là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp QLBVR của đất nước.

Bốn là, vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng bảo đảm cho

việc hợp tác quốc tế là điều tất yếu. Bởi vì cùng với sụ phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, nhân loại đang đứng trước hiểm hoạ khó lường do sự suy thoái của tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đòi hỏi phải có sự tham gia QLBVR tương đồng trong cả cộng đồng mỗi quốc gia và quốc tế. Vì vậy, hợp tác và hội nhập là xu hướng tất yếu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực bảo vệ rừng nói riêng.

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt nam hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)