Nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảovệ rừng phải bảo đảm chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 78 - 79)

Xã hội hoá nghề rừng là một phương hướng chủ đạo, một chủ trương chiến lược quan trọng của nhà nước để giữ gìn và phát triền vốn rừng nước ta. Phương hướng để hoàn thiện chính sách lâm nghiệp quốc gia được xác định là chuyển dịch nền lâm nghiệp thuần tuý quốc gia, lấy khai thác rừng làm chính sang nền lâm nghiệp xã hội, lấy quản lý bảo vệ tài nguyên rừng là cơ bản. Để đạt được sự chuyển biến tích cực đó, con người phải được khẳng định là yếu tố trung tâm, nhân tố quyết định trong hệ thống sinh thái “đất đai - cây rừng - con người”. Mọi chính sách, giải pháp bảo vệ rừng phải xuất phát từ lợi ích của dân trên cơ sở xây dựng mối quan hệ giữa người dân với rừng hợp quy luật để tạo một hệ sinh thái bền vững. Nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng là động lực cho việc xã hội hoá công tác bảo vệ rừng để giải quyết một cách thoả đáng nhất mối quan hệ giữa người dân với nhà nước nhằm phát huy mọi tiềm lực trong dân, thu hút nhân dân đầu tư trong QLBVR, đồng thời trở thành lực lượng chủ chốt, là nhân tố trung tâm phát huy vai trò tích cực trong việc bảo vệ rừng, biến việc QLBVR thành sự nghiệp của toàn dân.

Phương hướng xã hội hoá công tác bảo vệ rừng đã và đang được nhà nước từng bước thực hiện trên cơ sở chủ trương, chính sách, giải pháp đồng bộ và cụ thể. Pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng góp phần thể chế hoá các chính sách định canh, định cư, đẩy mạnh việc xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng cao; đồng thời đẩy nhanh mục tiêu xã hội hoá công tác bảo vệ rừng bằng cách ban hành các chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, tạo cơ chế thông thoáng để khuyến khích đầu tư kinh doanh lâm nghiệp, QLBVR (thông qua việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, tổ chức, cộng đông dân cư, thôn, bản, làng, xã để rừng phải có chủ thực sự và người dân sống bằng nghề rừng được hưởng thành quả từ sản xuất, kinh doanh nghề rừng, phát huy khả năng khai thác mọi tiềm năng và lợi ích từ rừng, khả năng sản xuất của đất, góp phần bảo vệ đất, bảo vệ một trường, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho đồng bào miền núi và tạo động lực hấp dẫn để huy động mọi nguồn lực của nhân dân tham gia QLBVR, đồng thời tranh thủ sự đầu tư hợp tác của nước ngoài. Chính vì vậy, việc nâng cao vai trò

của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng là điều hết sức quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ rừng).

3.1.4. Nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng phải bảo đảm sử dụng luật tục, hương ước, quy ước bảo vệ rừng như

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)