Tài sản là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh

Một phần của tài liệu bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của NHTM ở Việt Nam (Trang 41 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1.5.Tài sản là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh

Đây là loại tài sản được sử dụng phổ biến trong giao dịch bảo đảm tiền vay hiện nay. Thực tế, các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thường có hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho, tạm thời chưa đưa vào sản xuất kinh doanh, mà chờ cho các kỳ sản xuất kinh doanh sau. Nhưng khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, các tài sản này thường được doanh nghiệp tận dụng tối đa giá trị và đem ra làm tài sản bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng.

Bộ luật dân sự 2005 ghi nhận như sau: cho bên thế chấp “được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán” (khoản 3, điều 349 BLDS 2005). Quy định này nhằm tạo sự dễ dàng cho luân chuyển hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi hàng hóa đó chưa được đưa đi thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, quy định trên là chưa triệt để, không đảm bảo được quyền và lợi ích của bên nhận thế chấp; vì về nguyên tắc, một khi tài sản đã được thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, thì mọi hành vi định đoạt của bên thế chấp đối với tài sản đều cần phải có sự đồng ý, chấp thuận của bên nhận thế chấp.

Pháp luật quy định tài sản là hàng hóa luân chuyển chỉ có trong biện pháp thế chấp, mà không xuất hiện trong biện pháp cầm cố hay các biện pháp khác. Điều này là chưa phù hợp với thực tiễn bảo đảm tiền vay bởi thực tế thì các ngân hàng khi nhận bảo đảm bằng loại tài sản này thì rất ít khi để cho bên có tài sản tự quản lý, mà thường sử dụng biện pháp thuê kho ba bên, hoặc tự ngân hàng sẽ trực tiếp thuê một đơn vị độc lập để bảo vệ. Khi cần thì Công ty phải thông báo cho ngân hàng và làm thủ tục chặt chẽ để hàng hóa không bị thất thoát. Như vậy, hàng tồn kho luân

chuyển có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, và các nhà làm luật cần phải dự liệu được tình huống này để đưa ra các quy định phù hợp.

Một phần của tài liệu bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của NHTM ở Việt Nam (Trang 41 - 42)