5. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Vai trò của BĐTV trong hoạt động cho vay của NHTM
- Là biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, làm cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động cho vay của NHTM
Một trong những nguyên tắc cho vay của ngân hàng là phải thu đủ và đúng hạn cả gốc và lãi tiền đã cho vay. Nếu trên thực tế, nguyên tắc này được tôn trọng và thực hiện sẽ bảo đảm cho hoạt động của ngân hàng diễn ra bình thường và liên tục. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của ngân hàng luôn phải đối mặt với những nguy cơ mất an toàn, với khả năng người vay không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ và đúng hạn tiền gốc và lãi.
Mất an toàn trong cho vay xảy ra khi khách hàng không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ cho ngân hàng cho vay theo đúng thời hạn đã quy định. Nếu việc hoàn trả vốn vay chậm trễ và kéo dài quá thời hạn cam kết trong hợp đồng vay vốn mà không được điều chỉnh kì hạn nợ, hay gia hạn nợ, thì sẽ trở thành nợ quá hạn và khả năng mất vốn của ngân hàng là rất lớn.
Quan hệ tín dụng ngân hàng được xác lập dựa trên nguyên tắc bình đẳng. Thỏa thuận giữa NHTM và khách hàng, là sự cam kết thỏa thuận bằng các điều khoản thi hành, sự cam kết này chính là cơ sở pháp lý để thực hiện nghĩa vụ của hai
bên tham gia quan hệ tín dụng. Ngoài ra, các chủ thể hợp đồng tín dụng còn có các cam kết nhằm bảo đảm tiền vay, có thể bằng vật chất hoặc uy tín như các tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.
Các quy định pháp luật về an toàn trong hoạt động của NHTM đặt ra các điều kiện trong cho vay, đặc biệt là quy định cụ thể về bảo đảm tiền vay. Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng. Trong các biện pháp bảo đảm tiền vay, NHTM thường áp dụng biện pháp có TSBĐ, biện pháp này ngoài tác dụng là động lực thúc đẩy khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, còn là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi khách hàng không trả nợ.
- Góp phần hạn chế tổn thất cho ngân hàng, kích thích hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại
Các khoản tiền cho vay có xác suất xảy ra rủi ro cao nhất trong toàn bộ các loại tài sản của ngân hàng thương mại. Do vậy, các quy định về bảo đảm tiền vay có tác dụng rất quan trọng trong việc kích thích hoạt động cho vay của NHTM, khi các điều kiện về bảo đảm tiền vay được tuân thủ sẽ có tác dụng bảo đảm an toàn vốn cho NHTM, tạo sự yên tâm trong hoạt động tín dụng của các NHTM.
- Nâng cao trách nhiệm trả nợ của khách hàng
Giá trị khoản vay thường được xác định theo một tỷ lệ nhất định nhỏ hơn giá trị của TSBĐ (thường thì tối đa là 70%) nên đã có tác dụng đến khách hàng vay, buộc họ phải có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ. Trong trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lí, phát mại, thu hồi bù đắp cho khoản vay thì thiệt hại xảy ra đối với khách hàng còn lớn hơn giá trị khoản nợ. Bảo đảm tiền vay trở thành động lực buộc khách hàng phải xem xét, tính toán kĩ lưỡng trước khi vay để sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả.
- Hạn chế tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ tín dụng ngân hàng
Trong tất cả các loại rủi ro tín dụng và mất an toàn của ngân hàng thì mất an toàn trong cho vay là dạng mất an toàn lớn nhất và là vấn đề đáng phải lưu tâm nhất, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, mới bước vào nền kinh tế thị trường với xuất phát điểm thấp về nguồn lực, kết cấu hạ tầng, mà
nguồn cung ứng vốn chính cho nền kinh tế là từ các ngân hàng. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản được thể hiện bằng các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Các bên trong hợp đồng tín dụng ngân hàng có quyền thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm cũng như thỏa thuận các điều khoản trong giao dịch bảo đảm. Các giao dịch bảo đảm là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được Nhà nước bảo vệ.
Quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách khách quan cho cả bên có nghĩa vụ (bên đi vay) và bên có quyền (bên cho vay). Việc tuân thủ quy định về bảo đảm tiền vay sẽ có tác dụng hạn chế tranh chấp, góp phần lành mạnh hóa hoạt động tín dụng ngân hang.
1.3. Tiểu kết
Là tổ chức tài chính trung gian với hoạt động cơ bản và thường xuyên là nhận tiền gửi với trách nhiệm phải hoàn trả và sử dụng số tiền gửi đó để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán, NHTM có quan hệ về vốn với hầu hết các chủ thể kinh tế. Các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội đều có tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay và bảo đảm tiền vay nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường, với sự vận động và luân chuyển không ngừng của hàng hóa và tiền tệ đòi hỏi có sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô cùng với sự phối hợp đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Nhà nước để tạo môi trường tốt cho các hoạt động kinh tế và tiền tệ phát triển an toàn. Những chỉ số: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái… chi phối và tác động đến số lượng cũng như chất lượng cho vay của NHTM. Các yếu tố môi trường kinh tế là một trong những căn cứ quan trọng để NHTM xem xét cho vay và xác định biện pháp bảo đảm tiền vay.
Ngoài ra, trong môi trường kinh tế mở cửa hội nhập, mỗi biến động kinh tế, chính trị từ bên ngoài, những biến động thị trường tài chính quốc tế, nhất là từ những thị trường có sức chi phối lớn cũng sẽ tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động đến hiệu quả và độ an toàn của thị trường tài chính nói chung và hoạt động ngân hàng, đó sẽ là tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tiền vay. Bởi vậy, môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ tạo niềm tin
cho ngân hàng và khách hàng trong hoạch định kế hoạch, phát triển sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở
VIỆT NAM 2.1. Chủ thể tham gia bảo đảm tiền vay
Chủ thể trong quan hệ bảo đảm tiền vay bao gồm hai bên: bên nhận bảo đảm là ngân hàng thương mại và bên bảo đảm là người có tài sản đưa vào thế chấp, cầm cố (có thể là khách hàng vay hoặc bên thứ ba) hoặc bên bảo lãnh bằng uy tín cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Như vậy, trong trường hợp đối với bảo lãnh bằng uy tín hoặc cầm cố, thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba thì xuất hiện thêm bên thứ ba.
Về chủ thể nhận bảo đảm, quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng không có nhiều vướng mắc phát sinh. Khó khăn chủ yếu xuất phát từ quy định pháp luật về bên bảo đảm. Về nguyên tắc, tất cả các chủ thể có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được tham gia vào quan hệ bảo đảm tiền vay với tư cách là bên bảo đảm. Tuy nhiên, thực tế thì sự tham gia của mỗi loại chủ thể vào giao dịch bảo đảm tiền vay lại có những thuận lợi và khó khăn khác nhau, điều đó còn tùy thuộc vào nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với từng loại chủ thể
2.1.1. Bên nhận bảo đảm (chủ thể nhận cầm cố, thế chấp, bảo lãnh)
Bên nhận bảo đảm là các TCTD mà có đủ các điều kiện để tham gia giao kết hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh như sau: các TCTD phải được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động ngân hàng, phải có giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp, có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết các hợp đồng. Hiện nay, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa được phép cho vay trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm dưới hình thức cầm cố. Ở Việt Nam hiện nay, bên chủ thể quan trọng trong quan hệ bảo đảm tiền vay (bên cấp tín dụng, nhận bảo đảm từ các chủ thể đối tác) là các tổ chức tín dụng đang được cấp phép hoạt động, chủ yếu là ngân hàng thương mại với các loại hình nhà nước, cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra còn có các TCTD phi ngân hàng là các quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính thuộc các NHTM.
2.1.2. Bên bảo đảm (chủ thể cầm cố, thế chấp, bảo lãnh)
Điều 326 Bộ luật dân sự 2005 quy định cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, bên cầm cố được xác định một cách cụ thể là khách hàng vay vốn, bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình đáp ứng các điều kiện như phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo Luật định; có khả năng tài chính để trả nợ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng; khách hàng vay vốn phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp lý, hợp pháp; có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi với phương án trả nợ khả thi. Và điều quan trọng là khách hàng vay vốn phải có tài sản cầm cố và là người sở hữu tài sản đó hoặc phải có quyền quản lý, sử dụng tài sản (nếu khách hàng là DNNN).
Điều 342 Bộ luật dân sự 2005 quy định thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (bên nhận thế chấp) và không giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, bên thế chấp được xác định một cách cụ thể là khách hàng vay vốn, bao gồm: cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Song, bên thế chấp không chỉ giới hạn là chủ sở hữu bất động sản mà còn có thể là người giám hộ, pháp nhân Nhà nước có quyền quản lý, sử dụng bất động sản và pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, tài sản gắn liền trên đất.
Điều 361, Bộ luật dân sự 2005 quy định bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Ngoài ra các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi và chỉ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, bên bảo lãnh được xác định là bên cam kết với TCTD trong quan hệ hợp đồng tín dụng sẽ thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng vay vốn nếu như đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Bên bảo lãnh có thể là cá nhân, pháp nhân. Bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trước TCTD về khoản vay của khách hàng mà mình đứng ra bảo lãnh. Và bên bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau: nếu là pháp nhân thì phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, có người đại diện hợp pháp đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh; nếu là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, bên bảo lãnh phải có năng lực về vốn, tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trong quan hệ bảo lãnh bằng tài sản để vay vốn ngân hàng, trên thực tế, TCTD và bên bảo lãnh có thể thỏa thuận để cho bên bảo lãnh cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Thực tế cho thấy, có những khó khăn trong quá trình xác lập giao dịch bảo đảm, chủ yếu xuất phát từ quy định pháp luật về bên bảo đảm. Bởi sự tham gia của mỗi loại chủ thể vào giao dịch bảo đảm tiền vay lại có những thuận lợi, khó khăn khác nhau, tùy thuộc vào nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với
từng loại chủ thể. Đặc biệt là hai loại chủ thể là Doanh nghiệp nhà nước và chủ thể là hộ gia đình.
Ở điều 1, luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 định nghĩa “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần,vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Như vậy, theo quy định này thì toàn bộ hoặc một phần vốn mà doanh nghiệp nhà nước đang quản lý không thuộc sở hữu của chính nó mà thuộc sở hữu của Nhà nước. Điều này dẫn tới khó khăn là về nguyên tắc, theo tinh thần của Bộ luật dân sự 2005 về bảo đảm nghĩa vụ, nếu các tài sản mà doanh nghiệp nhà nước đang quản lý không thuộc quyền sở hữu của chính nó thì không được phép đem ra bảo đảm để vay vốn ở các ngân hàng. Quy định trên tạo ra rào cản cho các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, khi mà hiện tại các doanh nghiệp này vẫn chiếm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, lại có những hướng dẫn “mở” về việc này “Doanh nghiệp nhà nước được sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” ( khoản 3, Điều 4). Như vậy, có thể thấy rằng, trong khi Luật doanh nghiệp nhà nước có những quy định bó buộc doanh nghiệp nhà nước vay vốn ngân hàng bằng cơ chế bảo đảm tiền vay thì các văn bản dưới luật hướng dẫn về vấn đề này lại có những quy định “mở” hơn, phù hợp hơn, góp phần thúc đẩy khả năng tiếp cận nguồn vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy, có lẽ trong giai đoạn tới, Luật doanh nghiệp nhà nước cần phải được sửa đổi để tránh những mâu thuẫn không đáng có như trên và để bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, góp phần làm cho hoạt động bảo đảm tiền vay trở nên dễ dàng hơn.
Đối với chủ thể là hộ gia đình, luận văn xin đưa ra một ví dụ sau: Tại chi nhánh của một ngân hàng X, phát sinh khoản vay của một khách hàng A, với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng 300m2 đất. Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi là cấp cho hộ gia đình ông A. Do là tài sản chung của hộ gia đình, nên ngân hàng đề nghị các thành viên của hộ gia đình phải cùng ký vào hợp đồng thế chấp, hoặc viết
giấy ủy quyền cho ông A ký hợp đồng. Vướng mắc là ở chỗ, cả ông A và ngân hàng X không thể xác định được những ai là thành viên của hộ gia đình. Bởi pháp luật hiện hành chưa quy định rõ đối với loại chủ thể này.
Tại điều 106 BLDS 2005 quy định “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông,